Làm thế nào để được cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài?

23/01/2022
Làm thế nào để được cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
620
Views

Trong thời đại giao lưu kinh tế, hội nhập phát triển hiện nay; số lượng người lao động là người nước ngoài ở Việt Nam gia tăng đáng kể. Việc này vừa giúp phát triển trình độ kinh tế của nước ta; vừa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; họ phải được cấp thẻ tạm trú để tiện lợi trong việc quản lý số lượng; cũng như thời gian ở Việt Nam. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu làm thế nào để được cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài nhé!

Cơ sở pháp lý

Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú, ký hiệu thẻ tạm trú theo pháp luật Việt Nam

  • Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao; cơ quan lãnh sự; cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc; tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ;
  • Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.

Trong đó ý nghĩa của các ký hiệu thị thực được hiểu như sau:

  • LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội; Chính phủ; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy; Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức xã hội; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
  • LS – Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;
  • ĐT1 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên; hoặc đầu tư vào ngành; nghề ưu đãi đầu tư; địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định;
  • ĐT2 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng; hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định;
  • ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng;
  • NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện; dự án của tổ chức quốc tế; tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
  • NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện; chi nhánh của thương nhân nước ngoài; văn phòng đại diện tổ chức kinh tế; văn hóa; tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam;
  • DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập;
  • PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam;
  • LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;
  • LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động;
  • NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao; cơ quan lãnh sự; cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc; cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ;
  • TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2; hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

Các bước thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Người xin cấp thẻ tạm trú; hoặc đơn vị được ủy quyền nộp hồ sơ tại một trong ba trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an:

  • 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
  • 254 Nguyễn Trãi, Q.1, TP Hồ Chí Minh.
  • 7 Trần Quý Cáp, TP Đà Nẵng
  • Hoặc Phòng Xuất nhập cảnh công an tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.

Cơ quan Xuất nhập cảnh nêu trên tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ

  • Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả.
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ; thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.

Thời gian nộp hồ sơ

  • Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).

Bước 3: Nhận kết quả

Trong vòng 05 ngày làm việc; người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, giấy chứng minh nhân dân; hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu. Nếu có kết quả cấp thẻ tạm trú, thì yêu cầu nộp lệ phí. Sau đó ký nhận và trao thẻ tạm trú cho người đến nhận kết quả (kể cả không được giải quyết).

Thời gian trả kết quả

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và thứ 7, chủ nhật)

Yêu cầu, điều kiện được cấp thẻ tạm trú

Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cần cung cấp

  • Hộ chiếu còn thời hạn từ 01 năm trở lên.
  • Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp được cấp thẻ tạm trú của người nước ngoài còn hạn tối thiểu 01 năm trở lên (VD: Giấy phép lao động,….)
  • Nghiêm cấm việc nhập cảnh trái phép.

Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam

  • Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;
  • Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
  • Hộ chiếu người nước ngoài xin cấp thẻ tạm trú;
  • Giấy chứng nhận hoạt động của doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài (Giấy phép ĐKKD, Giấy phép đầu tư, Giấy phép hoạt động của VPDD, chi nhánh…… Tuỳ theo doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp thì có sẽ có những loại giấy tờ khác nhau);
  • Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu hoặc là Văn bản thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao chứng thực Giấy phép lao động; hoặc giấy miễn giấy phép lao động của người lao động nước ngoài;
  • Đăng ký mẫu dấu và chữ ký lần đầu tại cơ quan Xuất nhập cảnh (Mẫu NA16);
  • Công văn và đơn xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA6);
  • Tờ khai đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA8);
  • Giấy giới thiệu cho nhân viên người Việt Nam đi làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú tại Cơ quan xuất nhập cảnh;
  • Hộ chiếu bản gốc (Lưu ý hộ chiếu có thị thực đúng mục đích làm việc; trường hợp trước đó người lao động nước ngoài đã được cấp thẻ tạm trú thì yêu cầu kèm theo cả thẻ tạm trú đang sử dụng);
  • Giấy xác nhận đăng ký tạm trú hoặc sổ đăng ký tạm trú của người nước ngoài đã được xác nhận bởi công an phường, xã nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam (nếu có). Trong một số trường hợp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ yêu cầu người lao động cung cấp tại liệu này;
  • 02 Ảnh cá nhân có kích thước 2cm x 3cm.

Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam

  • Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;
  • Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
  • Hộ chiếu người nước ngoài xin cấp thẻ tạm trú;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Bản sao hợp pháp hóa lãnh sự Ghi chú kết hôn tại Việt Nam đối với trường hợp đăng ký kết hôn ở nước ngoài;
  • Đơn xin bảo lãnh và cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA7);
  • Tờ khai đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA8);
  • Hộ chiếu và visa gốc (hộ chiếu còn hạn ít nhất 13 tháng và visa nhập cảnh Việt Nam đúng mục đích);
  • 02 ảnh cá nhân có kích thước 2cm x 3cm;
  • Bản sao công chứng Sổ hộ khẩu Việt Nam của vợ hoặc chồng là người Việt Nam;
  • Bản sao công chứng CMND của vợ hoặc chồng là người Việt Nam;

Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài là nhà đầu tư tại Việt Nam

  • Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;
  • Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
  • Hộ chiếu người nước ngoài xin cấp thẻ tạm trú;
  • Bản sao công chứng Giấy ĐKKD; Giấy phép đầu tư trong đó thể hiện chi tiết và rõ ràng phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu; hoặc là Văn bản thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Đăng ký mẫu dấu và chữ ký lần đầu tại Cơ quan XNC (Mẫu NA16);
  • Công văn và đơn xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA6);
  • Tờ khai đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA8);
  • Giấy giới thiệu cho nhân viên người Việt Nam đi làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú tại Cơ quan xuất nhập cảnh;
  • Hộ chiếu và visa gốc (hộ chiếu còn hạn ít nhất 13 tháng và visa nhập cảnh Việt Nam đúng mục đích);
  • Giấy xác nhận đăng ký tạm trú; hoặc sổ đăng ký tạm trú của người nước ngoài đã được xác nhận bởi công an phường, xã nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam;
  • 02 ảnh cá nhân có kích thước 2cm x 3cm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Làm thế nào để được cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn của thẻ tạm trú cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam?

Theo quy định của pháp luật về lao động thì thời hạn tối đa cho giấy phép lao động cho người nước ngoài có thời hạn tối đa 02 năm, chính vì vậy người nước ngoài có thể xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam với thời hạn tối đa là 02 năm theo quy định.

Nơi nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người có giấy phép làm việc tại Việt Nam ở đâu?

Tuỳ thuộc vào từng trường hợp mà doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú tại  Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc phòng quản lý xuất nhập cảnh Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh thành phố.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.