Quy định xử phạt đối với các bên vi phạm hợp đồng thử việc

29/09/2021
Quy định xử phạt đối với các bên vi phạm hợp đồng thử việc
452
Views

Hợp đồng lao động là thứ quan trọng trong mỗi quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nó là nơi quy định và cam kết về quyền, nghĩa vụ của các bên để đảm bảo lợi ích trong lao động. Vậy nếu xảy ra vi phạm hợp đồng mà cụ thể ở đây là hợp đồng thử việc thì xử lý ra sao? Mức xử phạt là bao nhiêu? Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2015

Nội dung tư vấn

Khái niệm

Lao động

Khái niệm lao động được nhìn qua nhiều góc độ và có cách giải thích khác nhau. Nhưng thực chất là sự vận động của sức lao động trong qua trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội; lao động cũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động; và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người.

Lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế; đặc biệt hoạt động lao động có năng suất; chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình; và bản thân mỗi người lao động.

Người lao động

Người lao động là các cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình lao động; có thể là làm việc bằng sức lao động hay là lao động trí óc; thông qua hành vi lao động trên thực tế mà được trả lương; làm việc dưới sự quản lý của người sử dụng lao động.

Theo quy định của Luật Lao động thì:

+ Người lao động phải là người từ đủ 15 tuổi trở lên; phải làm việc theo nội dung được quy định trong hợp đồng lao động đã ký kết với bên chủ thể sử dụng lao động

+ Người lao động tham gia ký kết hợp đồng lao động theo ý chí của chính mình; không bị tác động hay phụ thuộc bởi bất cứ chủ thể nào.

Người sử dụng lao động

Sử dụng lao động là việc sử dụng lao động với tư cách đầu vào nhân tố trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Theo đó, người chủ hay Người sử dụng lao động có thể hiểu là người; doanh nghiệp thuê lao động với tư cách đầu vào nhân tố trong quá trình sản xuất hàng; và dịch vụ.

Tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019 thì:

Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Thử việc

Thử việc là hoạt động của người sử dụng lao động đối với yêu cầu người lao động, cũng như sự hòa nhập của người lao động. … Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử; quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc.

Quy định về thời gian thử việc

Tại Điều 25 Bộ luật lao động đã quy định chi tiết về thời gian thử việc; cụ thể như sau:

“Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Mức xử phạt vi phạm hợp đồng thử việc

Theo đó hợp đồng thử việc là sự thỏa thuận của các bên về việc làm thử; quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc.

Căn cứ pháp lý tại khoản 2 Điều 25 nêu trên quy định thì:

  • Trong thời gian thử việc mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước; và không phải bồi thường; nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.

Nghĩa là người lao động không phải thực hiện việc báo trước như phía người sử dụng lao động đã nói. Vì nghĩa vụ báo trước là nghĩa vụ khi người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động theo Điều 35 Bộ luật lao động 2019.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Quy định xử phạt đối với các bên vi phạm hợp đồng thử việc“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Các đặc điểm của lao động bao gồm:

– Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tọa ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội. Lao động là hoạt động đặc trưng nhất, là hoạt động sáng taọ của con người Có lao động thì mới thay đổi được xã hội đi lên theo hướng tích cực
– Lao động tạo ra sản phẩm vật chất cho cuộc sống con người. Không phải tự nhiên mọi vật có sẵn để chúng ta sử dụng mà cần có quá trình lao động sáng tạo ra chúng.
– Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng nhiều loại càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau.

Trường hợp giao kết hợp đồng đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi?

Đối với người lao động có độ tuổi từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì khi giao kết hợp đồng lao động bắt buộc phải có sự đồng ý từ phía người đại đại theo pháp luật như cha, mẹ hoặc cá nhân khác do pháp luật chỉ định

Các bên có thể thỏa thuận về việc làm thử hay không?

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Thử việc là sự thỏa thuận của 2 bên nên nếu các bên thỏa thuận về sự thỏa thuận thì sẽ thực hiện, nếu không thỏa thuận thì không phải thực hiện.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời