Phân biệt định giá và thẩm định giá tài sản

29/09/2021
Phân biệt định giá và thẩm định giá tài sản
1423
Views

Khi tiến hành thẩm định giá bất kì một tài sản nào chúng ta cũng cần phải có đày đủ những thông tin liên quan đến tài sản đó. Thực tế hiện nay vẫn còn nhiều cá nhân tổ chức vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm “định giá” và  “thẩm định giá”.

Qua bài viết sau đây, Luật sư 247 gửi đến bài đọc bài viết chi tiết về sự khác nhau giữa định giá và thẩm định giá tài sản.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý 

Luật giá năm 2013

Pháp lệnh Giá số 40

Nội dung tư vấn

Khái niệm

Thẩm định giá

Căn cứ pháp lý theo Điều 4 pháp lệnh Giá số 40 quy định, thì:

“Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế”

Theo đó, thẩm định giá tài sản được hiểu như sau:

+ Là quá trình xác định giá thị trường của tài sản, hàng hóa, dịch vụ

+ Là việc đánh giá và đánh giá lại giá trị tài sản theo giá thị trường tài một thời điểm theo một chuẩn mực nhất định;

+ Là việc xác định giá trị để tìm ra giá cả của tài sản định bán trong một tập hợp giả định các điều kiện trên thị trường nhất định.

Định giá

Theo khoản 5 Điều 4 Luật giá năm 2013 thì:

Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ.”

Nghĩa là:

+ Là việc đánh giá giá trị của tài sản tại một thời điểm nhất định của tài sản; phù hợp tại một thời điểm nhất định. Thẩm định giá là việc đánh giá; hoặc đánh giá lại giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam; hoặc theo thông lệ Quốc tế.

+ Là hoạt động định giá, định giá mang tính chất khách tồn tại trong đời sống kinh tế xã hội của mọi nền kinh tế sản xuất hàng hoá; đặc biệt đối với những nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường; có liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau.

Phân biệt định giá và thẩm định giá tài sản

Tiêu chíĐịnh giáThẩm định giá
Bản chất– Mang tính chất khách tồn tại trong đời sống KTXH của mọi nền kinh tế sản xuất hàng hoá, dịch vụ
– Thông quá các hình thức cụ thể, giá chuẩn khung giá, giá giới hạn
Chỉ xác định duy nhất một mức giá tài sản tại một địa điểm và thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn
Mục đíchĐể đưa tài sản vào lưu thông trong nền kinh tế thị trường, trên cơ sở đó thúc đẩy thị trường phát triển.Đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản để tư vấn cho người YCSD vào những mục đích nhất định đã nêu
Nguyên
tắc
– Phải dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật, tính chất, vị trí, quy mô, thực trạng của tài sản và giá của thị trường tại thời điểm định giá.
– Pphải độc lập, khách quan, trung thực và tuân thủ pháp luật.
– Tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động và kết quả
– Đảm bảo tính độc lập, tính trung thực, khách quan
– Bảo mật các thông tin
Phương phápPhương pháp so sánh trực tiếp; thu nhập …Phương pháp so sánh, chi phí, thu nhập, lợi nhuận, thặng dư …
Chủ thể thực hiện– Do nhà nước thực hiện với tư cách tổ chức quyền lực công, thông qua đó thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN với cả tư cách CSH (đối với TSNN). 
– Do các TC, CN thực hiện với tư cách CSHTS hoặc với tư cách người có quyền tài sản hoặc với tư cách người cung cấp dịch vụ
Phải do doanh nghiệp thẩm định thực hiện thông qua hoạt động của thẩm định viên về giá.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Phân biệt định giá và thẩm định giá tài sản“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Kết quả của việc định giá cả do các thẩm định viên về giá thực hiện là gì?

Kết quả của việc xác định giá cả do các thẩm định viên về giá thực hiện là cơ sở để các tổ chức, cá nhân có tài sản định ra mức giá phù hợp trong giao dịch.

Các yếu tố về thẩm định giá?

– Thẩm định giá là công việc ước tính giá trị tài sản tại thời điểm đánh giá;
– Thẩm định giá đòi hỏi tính chuyên môn về nghiệp vụ thẩm định giá;
– Giá trị của tài sản được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ;
– Thẩm định giá cho một yêu cầu, mục đích nhất định;
– Xác định tại một thời điểm, địa điểm cụ thể, trong một thị trường nhất định;

Yêu cầu về chủ thể thực hiện thẩm định giá là gì?

Thẩm định giá phải do doanh nghiệp thẩm định thực hiện thông qua hoạt động của thẩm định viên về giá.

Các trường hợp Tòa án trưng cầu định giá tài sản và thực hiện việc định giá tài sản theo quy định?

– Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
– Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
– Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc với người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời