Người lao động phải thử việc trong thời gian bao lâu?

29/09/2021
Người lao động phải thử việc trong thời gian bao lâu
448
Views

Để có thể tham gia lao động vào một tổ chức nào đó trong xã hội, người lao độn và người sử dụng lao động cần có những thỏa thuận cụ thể về các vấn đề liên quan để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có. Cụ thể trong bài viết sau đây, Luật sư 247 xin gửi tới bạn đọc bài viết về “Quy định thời gian thử việc đối với người lao động” theo quy định mới nhất hiện nay.

Hi vọng bài đọc giúp ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Nội dung tư vấn

Thế nào là lao động?

Lao động (kinh tế học), một trong ba nhân tố chính của sản xuất. Làm việc, các loại công việc khác nhau. Lao động chân tay (hay Lao động thủ công) một loại công việc con người sử dụng chân tay, cơ bắp là chủ yếu để hoàn thành. … Người lao động, những người làm công ăn lương.

Khái niệm người lao động

Theo căn cứ pháp lý tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019 quy định thì:

“Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.”

Khái niệm người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động là một bên chủ thể của quan hệ pháp luật lao động, gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan tổ chức nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, các cá nhân và hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng người lao động.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Về quyền

Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

– Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

– Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

– Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Về nghĩa vụ

– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

– Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

– Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì; chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

– Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

– Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá; công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Thời gian thử việc là gì?

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất; và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện theo quy định.

Thời hạn thử việc của người lao động

– Đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp: không quá 180 ngày;

– Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn; kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: không quá 180 ngày;

– Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn; kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ: không quá 30 ngày;

– Đối với công việc khác: không quá 06 ngày làm việc.

– Đối với công việc khác: không quá 06 ngày làm việc.

– Đối với công việc khác: không quá 06 ngày làm việc.

– Đối với trường hợp nội dung thử việc được ghi trong HĐLĐ thì khi kết thúc thời gian thử việc, nếu NLĐ thử việc đạt yêu cầu thì NSDLĐ tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết đối với trường hợp các bên giao kết nội dung thử việc bằng HĐLĐ. Nếu các bên thoả thuận bằng hợp đồng thử việc thì giao kết HĐLĐ mới.

Trường hợp, NLĐ không đạt yêu cầu thử việc thì chấm dứt HĐLĐ đã giao kết.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Người lao động phải thử việc trong thời gian bao lâu“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Tiền lương thử việc được quy định như thế nào?

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Khi nào thi bắt đầu tính hiệu lực của hợp đồng lao động?

Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì cần làm gì?

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Quy định trả lương đối với người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động là bao nhiêu?

Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời