Người nhà có thể không đồng ý việc khám nghiệm tử thi?

28/10/2021
Người nhà có thể không đồng ý việc khám nghiệm tử thi?
1470
Views

Khám nghiệm tử thi là gì? Người nhà có thể không đồng ý việc khám nghiệm tử thi? Trình tự, thủ tục khám nghiệm tử thi như thế nào?

Chào Luật sư, sau khi vợ tôi vừa được trôn cất vài ngày; thì có người của Cơ quan điều tra đến thông báo muốn khai quật mộ để khám nghiệm tử thi. Họ nói, cái chết của vợ tôi có liên quan đến vụ án giết người gần đây. Tôi không muốn mộ của vợ tôi bị đào lên; vậy có quy định nào ngăn cản họ khai quật tử thi hay không? Xin cám ơn Luật sư!

Khám nghiệm tử thi được xem là một khâu quan trọng; khi có đối tượng chết một cách bất thường chưa rõ nguyên nhân. Trên thực tế, khám nghiệm tử thi được thực hiện tương đối nhiều để hỗ trợ quá trình điều tra vụ án. Thế nhưng, không phải người thân nạn nhân nào cũng đồng ý việc này; đặc biệt là việc khai quật tử thi càng khiến nhiều người phản đối vì họ không muốn mộ người thân bị đào lên. Vậy liệu có quy định nào ngăn cản việc khám nghiệm tử thi hay không? Luật sư 247 có những giải đáp sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015

Khám nghiệm tử thi là gì?

Khám nghiệm tử thi là một phương thức phẫu thuật chuyên môn cao nhằm xét nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết và đánh giá xem có sự tồn tại của bệnh tật hay chấn thương nào trong tử thi hay không. Đây là một quy trình được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên môn được gọi là những nhà bệnh lý học.

Khám nghiệm tử thi được quy định tại Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự; theo đó có thể hiểu Khám nghiệm tử thi là hoạt động điều tra nhằm phát hiện dấu vết tội phạm trên thân thể người chết. Việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành; có thể khám nghiệm tử thi mới được phát hiện hoặc tử thi được khai quật; tử thi có thể được mổ để khám xét. Mục đích của công tác khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân chết của nạn nhân và trong một số trường hợp cụ thể; qua các dấu vết và những biểu hiện trên tử thi còn xác định được hung khí gây án; cách thức gây án…

Chủ thể có quyền khám nghiệm tử thi

Theo khoản 1, 2 Điều 202, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 có quy định cụ thể như sau:

“1. Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.

Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.

2. Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.”

Như vậy, việc khám nghiệm tử thi được thực hiện bởi người giám định viên pháp y dưới sự giám sát của Điều tra viên và người chứng kiến. Việc khám nghiệm tử thi bắt buộc phải thực hiện dưới sự kiểm sát của Kiểm sát viên; của Viện Kiểm sát cùng cấp. Để phát hiện và thu thập chứng cứ giám định viên ký thuật cũng có thể được mời tham gia.

Người nhà có thể từ chối khám nghiệm tử thi không?

Theo khoản 4 Điều 202 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 có quy định cụ thể như sau:

“Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.”

Vậy, pháp luật chỉ quy định về việc là phải thông báo cho người thân thích của nạn nhân biết trước khi tiến hành. Trong trường hợp không xác định được nạn nhân có người thân hay không; thì phải thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn; nơi chôn cất tử thi biết trước khi tiến hành. Kiểm sát viên phải kiểm sát về trình tự, thủ tục; bảo đảm việc khai quật tử thi để khám nghiệm theo quy định của pháp luật.

Người thân nạn nhân không đồng ý cho việc khám nghiệm tử thi; thì các cơ quan có thẩm quyền phải giải thích, thuyết phục và giáo dục gia đình nạn nhân đồng ý cho khám nghiệm tử thi. Việc khám nghiệm tử thi vẫn tiếp tục tiến hành mà không vi phạm pháp luật.

Trình tự, thủ tục khám nghiệm tử thi

Bước 1: Thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm;

Bước 2: Viện kiểm sát cử kiểm sát viên tham gia khám nghiệm tử thi như thông báo;

Bước 3: Mời người làm chứng;người có chuyên môn (bác sỹ pháp y hoặc giám định viên kỹ thuật); tham dự và chứng kiến việc khám nghiệm tử thi.

Bước 4: Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản.

Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra; và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành.

Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ; thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.

Bước 5: Kiểm sát viên phải ghi chép, mô tả đầy đủ, chính xác, rõ ràng, cụ thể các dấu vết để lại trên tử thi để làm cơ sở xem xét, đối chiếu với biên bản khám nghiệm tử thi.

Bước 6: Lập biên bản khám nghiệm tử thi có đầy đủ chữ ký của những người thực hiện và người tham gia; người làm chứng,…

Kết luận

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, hoạt động khám nghiệm tử thi là một hoạt động điều tra nhằm phát hiện ra dấu vết tội phạm trên thi thể nạn nhân. Vì vậy, để điều tra tìm hiểu về mục đích gây án, phương thức gây án của kẻ phạm tội để phục vụ quá trình điều tra; việc khai quật mộ để khám nghiệm là một điều cần thiết.

Như đã nêu trên, khi anh nhận được thông báo về việc khai quật tử thi; đồng nghĩa với việc anh không có quyền từ chối; cho dù anh từ chối thì vẫn tiếp tục tiến hành khai quật mộ.

Mời bạn xem thêm

Khám nghiệm tử thi là gì? Gia đình nạn nhân có quyền từ chối mổ thử thi không?

Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạng xử lý thế nào?

Thời hạn điều tra đối với tội giết người theo quy định

Tội làm chết người khi thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Người nhà có thể không đồng ý việc khám nghiệm tử thi?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Gia đình nạn nhân có được biết kết quả khám nghiệm tử thi không?

– Pháp luật không quy định cụ thể sau khi khám nghiệm tử thi có phải thông báo kết quả cho gia đình hay thời hạn trả kết quả.
– Muốn biết kết quả khám nghiệm tử thi phụ thuộc vào yêu cầu của gia đình và việc tiết lộ kết quả khám nghiệm có ảnh hưởng đến quá trình điều tra hay không. Trong trường hợp gia đình có yêu cầu thì cơ quan điều tra là trả kết quả cho gia đình.

Biên bản khám nghiệm tử thi có phải ký hay không?

– Biên bản khám nghiệm tử thi là văn bản do cơ quan điều tra lập khí thực hiện việc khám tử thi để xác định nguyên nhân cái chết hoặc tìm ra dấu vết trên thân thể của người bị hại giúp cho việc chứng minh tội phạm.
– Biên bản khám tử thi phải có chữ kí của điều tra viên, bác sĩ pháp y, những người chứng kiến cũng như đại diện viện kiểm sát cùng cấp, đại diện gia đình nạn nhân và người giám định, nếu họ có mặt trong khi khám.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận