Vai trò của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

29/09/2021
Vai trò của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1466
Views

Trong một tổ chức lao động luôn bao gồm người lao động và người sử dụng lao động. Số lượng của mỗi bên nhiều hay ít phụ thuộc vào mỗi dự án khác nhau. Việc để tự mỗi cá nhân người lao động trình bày ý kiến hoặc thắc mắc của mình thì sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, hơn nữa khó để lắng nghe. Do đó, việc xây dựng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có ý nghĩa rất lớn trong lĩnh vực này.

Vậy Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Vai trò của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong thương lượng tập thể và kí kết thực hiện thỏa ước lao động tập thể? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Nội dung tư vấn

Khái niệm về người lao động

Người lao động là các cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, có thể là làm việc bằng sức lao động hay là lao động trí óc, thông qua hành vi lao động trên thực tế mà được trả lương, làm việc dưới sự quản lý của người sử dụng lao động.

Theo quy định của Luật Lao động thì người lao động phải là người từ đủ 15 tuổi trở lên, phải làm việc theo nội dung được quy định trong hợp đồng lao động đã ký kết với bên chủ thể sử dụng lao động

Người lao động tham gia ký kết hợp đồng lao động theo ý chí của chính mình không bị tác động hay phụ thuộc bởi bất cứ chủ thể nào. Tuy nhiên đối với người lao động có độ tuổi từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì khi giao kết hợp đồng lao động bắt buộc phải có sự đồng ý từ phía người đại đại theo pháp luật như cha, mẹ hoặc cá nhân khác do pháp luật chỉ định

Khái niệm về người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động là một bên chủ thể của quan hệ pháp luật lao động, gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan tổ chức nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, các cá nhân và hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng người lao động.

Tổ chức đại diện người lao động

Tổ chức đại diện người lao động là tổ chức có chức năng đại diện người lao động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi những quyền lợi này bị xâm phạm hoặc không được đáp ứng theo quy định pháp luật.

Công đoàn là gì?

Công đoàn, từ lâu đã được biết đến là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân; và người lao động. Công đoàn được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện; và là một thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công đoàn thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là đại diện; chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (gồm cả cán bộ, công chức, viên chức; và những đối tượng lao động khác).

Bên cạnh đó, Công đoàn còn tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ; kỹ năng nghề nghiệp; chấp hành nghiêm các quy định pháp luật; góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước trong mọi giai đoạn.

Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp là gì?

Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp cũng có chức năng đại diện cho người lao động trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp; hoặc các công việc khác theo quy định của pháp luật. 

Tổ chức này không nằm trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; mà chỉ là tổ chức do người lao động thành lập theo trình tự, thủ tục luật định. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chỉ có ở cấp cơ sở – cấp doanh nghiệp; không có hệ thống các cấp như tổ chức công đoàn.

Vai trò của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

– Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho người tham gia thương lượng tập thể.

– Tham dự phiên họp thương lượng tập thể; nếu có đề nghị của một trong hai bên thương lượng tập thể.

– Cung cấp, trao đổi các thông tin liên quan đến thương lượng tập thể.

Trường hợp nhận được đề nghị bằng văn bản của một trong hai bên thương lượng tập thể; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương và địa phương; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm cử cán bộ tham dự phiên họp thương lượng tập thể.

Cán bộ được cơ quan, tổ chức cử tham dự phiên họp thương lượng tập thể có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến nội dung thương lượng; hướng dẫn pháp luật về lao động cho người tham gia thương lượng tập thể.

Theo đó, trách nhiệm của các chủ thể không chỉ dừng lại ở việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho người tham gia thương lượng đạt được kết quả; mà còn có trách nhiệm tham gia phiên họp nếu có yêu cầu của một trong hai bên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Vai trò của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Đối tượng có quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp?

Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.

Điều kiện về thành viên tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở?

+ Quy định tại Điều 13 Quyết định 174/QĐ-TLĐ công đoàn cơ sở được thành lập khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
+ Đối với tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, điều 174 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về số lượng thành viên của tổ chức tại thời điểm đăng ký phải có số lượng tối thiểu thành viên là người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

Trách nhiệm của các chủ thể trong lao động tập thể?

Trách nhiệm của các chủ thể không chỉ dừng lại ở việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho người tham gia thương lượng đạt được kết quả mà còn có trách nhiệm tham gia phiên họp nếu có yêu cầu của một trong hai bên

4.5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời