Tội làm chết người khi thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

18/10/2021
551
Views

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là tội làm chết người khi thi hành công vụ?

Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ được quy định là hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép.

Điều 127 Bộ hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 127. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Các yếu tố cấu thành tội làm chết người khi thi hành công vụ?

Dấu hiệu chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này chỉ có thể là những người đang thi hành công vụ. Khác với các chủ thể của tội phạm khác, tội phạm này có chủ thể khá đặc biệt. Người thi hành công vụ được hiểu là người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc to chức xã hội; thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; và cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ (như tuần tra, canh gác…); theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung,…

“Người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ (như tuần tra, canh gác…) theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khoẻ của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tại phạm ngụy hiểm”

Mặt khách quan:

Hành vi khách quan của tội làm chết người trong thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực để thực hiện công vụ ngoài những trường hợp mà pháp luật cho phép. Trong những hành vi này thì thông thường là những hành vi sử dụng vũ khí ngoài những trường hợp mà pháp luật cho phép.

Theo đó, chỉ được nổ súng vào các đối tượng cụ thể sau khi đã có lệnh; hoặc bắn cảnh các mà đối tượng vẫn không tuân lệnh; trừ trường hợp đặc biệt cấp bách không có biện pháp nào khác để ngăn chặn ngay đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc để thực hiện quyền phòng vệ chính đáng theo luật định. Những đối tượng đó là:

– Những kẻ đang dùng vũ lực gây bạo loạn, đang phá hoại, đang hành hung cán bộ; chiến sĩ bảo vệ, đang tấn công đối tượng hoặc mục tiêu bảo vệ.

– Những kẻ đang phá trại giam, cướp phạm nhân, những phạm nhân đang nổi loạn; cướp vũ khí, phá trại giam; hoặc dùng vũ lực uy hiếp tính mạng cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ quản lý, canh gác, dẫn giải tội phạm; những kẻ phạm tội nguy hiểm đang bị giam giữ; đang bị dẫn giải hoặc đang có lệnh bắt giữ mà chạy trốn;

– Những kẻ không tuân lệnh của cán bộ, chiến sĩ đang tiến hành tuần tra; canh gác, khám, lại dùng vũ lực chống lại, uy hiếp nghiêm trọng tính mạng của cán bộ thừa hành nhiệm vụ; hoặc tính mạng của nhân dân;

– Người điều khiển phương tiện không tuân lệnh, cố tình chạy trốn; khi người kiểm soát phương tiện giao thông vận tải ra lệnh; và đã biết rõ trên phương tiện đó có vũ khí hoặc tài liệu phản động; có tài liệu bí mật quốc gia, có tài sản đặc biệt quý giá của Nhà nước.

Dấu hiệu hậu quả của tội phạm làm chết người trong khi thi hành công vụ?

Dấu hiệu hậu quả trong cấu thành tội phạm của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ được quy định là hậu quả chết người. Hậu quả này có nguyên nhân là hành vi dùng vũ lực ngoài nhũng trường hợp pháp luật cho phép.

Quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép; và hậu quả chết người là dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Người thi hành công vụ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người đã xảy ra; khi hậu quả chết người và hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép; mà họ đã thực hiện có quan hệ nhân quả với nhau.

Dấu hiệu mặt chủ quan 

– Lỗi được xác định trong cấu thành tội phạm là lỗi cố ý (dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép).

– Động cơ được xác định trong cấu thành tội phạm là đã có những hành vi xâm phạm tính mạng sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ vì lợi ích chung. Như vậy những hành vi xâm phạm tính mạng người khác do hống hách; coi thường tính mạng của người khác, hoặc do tư thù đều không thuộc phạm vi của tội này.

Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo điều 127 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

Điều 127. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy theo quy định trên thì tội phạm của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là hành vi giết người ở đây có thể là hành vi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp tước đoạt tính mạng của người khác .Làm chết người là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do sử dụng vũ khí ngoài những các trường hợp mà pháp luật cho phép. Và tội phạm trong trường hợp làm chết người trong khi thi hành công vụ sẽ có hai khung hình phạt cụ thể; theo khoản 1 và khoản 2 của Điều này.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Tội làm chết người khi thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người thi hành nhiệm vụ được nổ súng không cần thông báo trong trường hợp nào?

Người thi hành công vụ được nổ súng trong trường hợp sau đây:
– Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;
– Nổ súng vào đổi tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ, sau khi đã ra hiệu lệnh dừng lại và bẳn chỉ thiên nhưng không hiệu quả;
– Vô hiệu hoá đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ hoặc cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ đang thực hiện nhiệm vụ;
– Trường hợp nổ súng khác quy định tại Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Trường hợp nào người thi hành công vụ không được nổ súng vào các phương tiện giao thông?

Đó là các phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đoi tượng điều khiển phương tiện đỏ tẩn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời