Công an khám xét chỗ ở khi không có lệnh khám xét thì phạm tội gì?

25/10/2021
828
Views

Xin chào Luật sư, gia đình tôi đều làm nghề may quần áo. Hôm trước, khi nhà tôi đang ngủ trưa thì bất ngờ công an vào nhà khám xét. Tôi có đòi xem lệnh khám xét thì họ nói kiểm tra bất ngờ không có lệnh khám xét. Tôi và gia đình rất bức xúc với hành động này. Tôi muốn hỏi Luật sư, các chiến sĩ công an làm như vậy có đúng không? Công an khám xét chỗ ở khi không có lệnh khám xét thì phạm tội gì?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Hành động lục soát nhà dân của cán bộ chiến sĩ công an đã không còn xa lạ với chúng ta. Trong trường hợp khám xét chỗ ở của người khác thì cần có lệnh khám xét của người có thẩm quyền. Trừ các trường hợp khẩn cấp, khám xét không cần lệnh của người có thẩm quyền. Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp về vấn đề này:

Thế nào là tội xâm phạm chỗ ở của người khác?

Xâm phạm chỗ ở của công dân, được hiểu là hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi ngươi khác khỏi chỗ ở của họ một cách trái pháp luật có hành vi khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của họ (của công dân).

Các yếu tố cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của người khác?

Mặt khách quan: 

Mặt khách quan của tội phạm này có một trong các hành vi sau:

– Có hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác. Được thể hiện qua việc lục soát chỗ ở các người khác mà không được sự đồng ý của người đó và không có lệnh của người có thẩm quyền.

Việc thực hiện hành vi trên có thể do người không có thẩm quyền, nhưng cũng có thể là của người có thẩm quyển, cụ thể là:

+ Đối với người không có thẩm quyền: Việc tự động vào khám xét chỗ ở của người khác, bao giờ cũng trái pháp luật.

+ Đối với người có thẩm quyền (như Điều tra viên, Kiểm sát viên…) được thể hiện qua hành vi lục soát nơi ở của người khác không đúng quy định của pháp luật (như tiến hành lục soát nhưng không có lệnh trong khi không thuộc trường hợp khẩn cấp).

– Có hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi nơi ở của họ. Được thể hiện qua hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác buộc người bị hại rời bỏ nơi ở của họ không đúng với  quy định của pháp luật.

– Có hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác. Được hiểu là hành vi làm cho người khác không thể thực hiện được việc sử dụng nơi ở của họ một cách trái pháp luật.

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Chủ thể:

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này vối lỗi cố ý.

Hình phạt đối với tội xâm phạm chỗ ở của người khác?

Điều 158 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở; hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trường hợp khám xét chỗ ở của người khác khi chưa có lệnh khám xét?

Điều 193, Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 193. Thẩm quyền ra lệnh khám xét

2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong; người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp; hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.

4. Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.”

Điều 195. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện

1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó; hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn; hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn; thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

…”

Như vậy, đối với trường hợp này của bạn thì công an tự ý vào xét nhà mà không có giấy tờ gì là trái quy định định của pháp luật và bạn có thể tiến hành khiếu nại.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Công an khám xét chỗ ở khi không có lệnh khám xét thì phạm tội gì?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Làm gì khi bị người khác khám xét nhà ở trái pháp luật?

Khi bị cá nhân, tổ chức khám xét không có căn cứ và không đúng thẩm quyền thì cá nhân được quyền khởi kiện với hành vi khám xét chỗ ở trái pháp luật. Vì quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền hiến định của mỗi công dân, không ai được tùy tiện vào nơi ở của họ. Tùy theo tính chất, mức độ mà hành vi đó có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Công an có được khám xét chỗ ở vào ban đêm không?

Không được khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.(Điều 193, Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời