Mua súng để giải quyết mâu thuẫn bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

25/10/2021
Mua súng để giải quyết mâu thuẫn bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
399
Views

Súng đạn được quy định là một loại hàng hóa đặc biệt, không phải ai cũng có quyền mua và sử dụng các loại vũ khí này. Chính vi vậy, việc mua súng đạn để giải quyết mâu thuẫn sẽ bị xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp do không nắm rõ các chế tài xử phạt cho hành vi này mà còn xem nhẹ coi thường và vi phạm các quy định pháp luật trên. Mua súng để giải quyết mâu thuẫn bị xử phạt bao nhiêu năm tù? Dưới đây là một vụ việc có liên quan tới chủ đề này.

Tóm tắt vụ việc:

Nguyễn Minh Vũ, 34 tuổi, đặt mua khẩu súng ngắn trên mạng để mang đi giải quyết mâu thuẫn, bị cảnh sát phát hiện nên bỏ trốn suốt thời gian dài.

Vũ bị Cơ quan an ninh điều tra Công an Bình Thuận khởi tố, bắt giam về hành vi Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, chiều 22/10.

Theo cơ quan điều tra, tháng 6/2020, Vũ đặt mua trên mạng khẩu súng ngắn với giá 4 triệu đồng. Một tháng sau, anh ta mang súng đi giải quyết mâu thuẫn với nhóm thanh niên ở huyện Hàm Thuận Nam thì bị công an địa phương đến xử lý.

Vũ sau đó bỏ trốn. Cảnh sát tìm thấy khẩu súng trong nhà anh ta ở xã Hàm Đức.

Vậy hành vi mua súng để giải quyết mâu thuẫn này sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

Quy định của pháp luật về việc chế tạo và tàng trữ súng đạn

Trước khi trả lời câu hỏi mua súng để giải quyết mâu thuẫn bị xử phạt bao nhiêu năm tù, ta cùng tìm hiểu các quy định sau:

Vũ khí là gì?

“Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất. Vũ khí bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.”

Ta có thể hiểu vũ khí quân dụng là loại vũ khí được cá nhân, tổ chức thực hiện chế tạo, sản xuất theo một chu trình bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 để tư đó các cơ quan Nhà nước tiến hành thi hành công vụ.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, vũ khí được hiểu là một loại thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được các cá nhân, tổ chức thực hiện chế tạo, sản xuất và có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất. Chính vì thế, nhà nước ta đặc biệt quan tâm công tác quản lý, sản xuất, sử dụng, kinh doanh các loại vũ khí và đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này.

Vũ khí quân dụng là gì?

Khái niệm “vũ khí quân dụng” được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Cụ thể là:

Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ.

Vũ khí quân dụng được phân thành các loại sau:

– Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;

– Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;

– Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;

– Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Vũ khí quân dụng có tính sát thương đặc biệt nghiêm trọng, do đó pháp luật quy định vũ khí quân dụng thuộc quyền quản lý độc quyền của nhà nước. Nhà nước có quyền quản lý, cấp phép sử dụng cho các cơ quan, cá nhân theo quy định của pháp luật. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chúc sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, chiếm đoạt trái phép vũ khí quân dụng hay mua súng trái phép để giải quyết mâu thuẫn… đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Ai được phép sử dụng súng đạn vũ khí?

Theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; chỉ những đối tượng sau đây mới có thể được trang bị và sử dụng vũ khí:

Đối với vũ khí quân dụng:

  • Quân đội nhân dân;
  • Dân quân tự vệ;
  • Cảnh sát biển;
  • Công an nhân dân;
  • Cơ yếu;
  • Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Kiểm lâm, Kiểm ngư;
  • An ninh hàng không;
  • Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.

Đối với vũ khí thể thao:

  • Quân đội nhân dân;
  • Dân quân tự vệ;
  • Công an nhân dân;
  • Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
  • Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh;
  • Cơ quan, tổ chức khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao.

Đối với vũ khí thô sơ:

  • Quân đội nhân dân;
  • Dân quân tự vệ;
  • Cảnh sát biển;
  • Công an nhân dân;
  • Cơ yếu;
  • Kiểm lâm, Kiểm ngư;
  • An ninh hàng không;
  • Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
  • Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
  • Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.

Đối với các loại vũ khí còn lại là súng săn và vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự thì đây là hai loại vũ khí tự chế, không chính quy nên pháp luật có quy định cấm sử dụng và không có đối tượng cụ thể được phép sử dụng. Như vậy với các đối tượng không được quy định ở trên mà thực hiện hành vi mua súng để giải quyết mâu thuẫn thì đều sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Cấu thành tội phạm tội tàng trữ vũ khí quân dụng

Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được quy định tại Điều 304 Bộ luật hình sự.

Các yếu tố cấu thành Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội phạm này có một trong các dấu hiệu sau:

+  Có hành vi chế tạo, tàng trữ trái phép súng, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự;

+  Có hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (như trong trường hợp này là mua súng để giải quyết mâu thuẫn), phương tiện kỹ thuật quân sự;

+  Có hành vi vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự;

+  Có hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự;

+  Có hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự;

+  Có hành vi chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự của Nhà nước đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Hành vi mua súng để giải quyết mâu thuẫn bị phạt bao nhiêu năm tù?

Theo quy định tại điều 304 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

Hành vi tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Khung hình phạt 1 hành vi mua súng để giải quyết mâu thuẫn

Hành vi chế tạo; tàng trữ; vận chuyển; sử dụng; mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

Khung hình phạt 2 hành vi mua súng để giải quyết mâu thuẫn

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

Có tổ chức;

Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

Làm chết người;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;

Tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt 3 hành vi mua súng để giải quyết mâu thuẫn

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

Làm chết 02 người;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.

Khung hình phạt 4 hành vi mua súng để giải quyết mâu thuẫn

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

Làm chết 03 người trở lên;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.

Hình phạt bổ sung hành vi mua súng để giải quyết mâu thuẫn

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Nổ súng gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào theo quy định?
Hành vi lợi dụng tiêm vaccine để thu lợi bất chính sẽ bị xử lý ra sao?
Dùng căn cước công dân giả để chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Mua súng để giải quyết mâu thuẫn bị xử phạt bao nhiêu năm tù? . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 5 điều 10 Nghị định 167/2013 thì mực xử phạt được quy định như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
b) Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm;
c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí thể thao;….

Sử dụng súng đạn cao su gây thương tích cho người khác thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% bằng công cụ hỗ trợ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Dùng mìn giết người bị xử lý như thế nào?

Hành vi giết người bằng mìn tự chế có thể được quy vào tình tiết “giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người”. Với tội danh này, có thể phải đối mặt với mức án từ 12 năm đến 20 năm tù; tù chung thân; tử hình.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể phải đối mặt với 2 tội danh: tàng trữ trái phép vật liệu nổ; tàng trữ trái phép vũ khí.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời