Đột nhập trộm bia ở Bách Hóa Xanh bị xử lý thế nào theo quy định?

06/09/2021
Đột nhập trộm bia ở Bách Hóa Xanh bị xử lý thế nào theo quy định?
631
Views

Hành vi đột nhập trộm cắp tài sản là một hành vi vi phạm và bị pháp luật nghiêm cấm. Người nào thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy đinh. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ các quy định này. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc có liên quan tới một nam thanh niên đã thực hiện hành vi đột nhập trộm bia ở Bách Hóa Xanh.

Tóm tắt vụ việc:

Lợi dụng giãn cách xã hội, Trí dùng kìm cộng lực cắt khóa cửa hàng Bách Hóa Xanh (quận Tân Phú, TPHCM) trộm 7 thùng bia, một xe máy mang về nhà cất giấu.

Trước đó, ngày 3/9, anh H.V.T. (27 tuổi) nhân viên Bách Hóa Xanh trên đường Trần Văn Cẩn (phường Tân Thới Hòa) đến trụ sở công an trình báo về việc cửa hàng bị kẻ gian bẻ khóa, đột nhập trộm tài sản.

Trích xuất dữ liệu từ camera an ninh, Công an phường Tân Thới Hòa xác định Trí là đối tượng nghi vấn nên đưa về trụ sở làm việc.

Cụ thể, rạng sáng ngày 3/9, Trí đi xe máy đến cửa hàng Bách Hóa Xanh và dùng kìm cộng lực cắt khóa. Theo điều tra, kìm cắt khóa được Trí mượn của 1 người bạn.

Vậy hành vi đột nhập trộm bia ở Bách Hóa Xanh này sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Hành vi đột nhập trộm cắp tài sản là gì?

Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lí. Trộm cắp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác.

Như vậy có thể coi hành vi đột nhập trộm bia ở Bách Hóa Xanh là một hành vi trộm cắp tài sản.

Ngoài ra theo điều 173 BLHS 2015; người nào thực hiện hành vi trộm cắp tài sản mà thuộc trong các trường hợp được điều 173 quy định thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cấu thành tội phạm tội trộm cắp tài sản

Người nào có hành vi trộm cắp tài sản mà đầy đủ các yếu tố cấu thành dưới đây thì sẽ bị xử lý hình sự.

Về khách thể: 

Tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân

Về mặt khách quan của tội phạm: 

Hành vi trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản một cách trái pháp luật của người khác; lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản; hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết.

Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội chiếm đoạt được tài sản từ 2000.000 đồng trở lên; hoặc dưới 2000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp luật quy định phải chịu trách nhiệm hình sự.

Về mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Mục đích là nhằm chiếm đoạt được tài sản.

Về chủ thể:

Về độ tuổi người phạm tội: từ đủ 14 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Hành vi đột nhập trộm bia ở Bách Hóa Xanh sẽ bị xử lý thế nào?

Truy cứu trách nhiệm hình sự tội trộm cắp tài sản

Theo điều 173, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định các khung hình phạt sau cho hành vi trộm cắp tài sản:

Khung 1

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với hành vi vi phạm trị giá từ 02 triệu đồng trở lên; hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp sau đây:

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

Điều 168 (tội cướp tài sản), 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (tội cướp giật tài sản), 172 (tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), 174 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), 175 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

Tài sản là di vật, cổ vật.

Khung 2

Phạt tù từ 02 đến 07 năm khi phạm tội mà thuộc 01 trong các trường hợp sau:

Phạm tội có tổ chức;

​Có tính chất chuyên nghiệp;

Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

Hành hung để tẩu thoát;

Tài sản là bảo vật quốc gia;

Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạt tù từ 07 đến 15 năm khi phạm tội mà thuộc 01 trong 02 trường hợp sau:

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4

Phạt tù từ 12 đến 20 năm khi:

Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

​Hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung với tội trộm cắp tài sản

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.

Xử phạt hành chính hành vi trộm cắp tài sản

Đối với các trường hợp vi phạm mà tính chất hoặc hành vi chưa cấu thành đầy đủ nên cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi trộm cắp tài sản như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Trộm cắp tài sản;

b. Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c. Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d. Sử dụng trái phép tài sản của người khác.”

Như vậy; mức xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp của bạn là trong khoảng từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Cho người khác mượn công cụ để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản sẽ bị xử lý thế nào?

Trong tình huống này chúng ta sẽ chia thành 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1:

Người cho mượn biết rằng đồ vật, tài sản mình cho mượn được sử dụng vào mục đích trộm cắp tài sản.

Nếu trong trường hợp biết được hành vi của người đồ vật, tài sản là mượn để phục vụ cho hành vi phạm tội thì theo Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 hành vi cho mượn tài sản này được coi là tạo những điều kiện tinh thần; hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Và người cho mượn công cụ để phạm tội sẽ bị xử lý hình sự với vai trò là đồng phạm.

Đồng phạm là gì?

Điều 17, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau về đồng phạm:

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Đồng phạm với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?

Theo quy định của pháp luật, đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm là tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh; cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.

Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau về việc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm:

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm; Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm; tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng; hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Trường hợp 2:

Nếu không biết về hành vi phạm tội của người mượn. Việc cho mượn được coi là hợp đồng dân sự cho mượn tài sản một cách hợp pháp; người phạm tội dùng tài sản đó để thực hiện hành vi phạm tội; và bạn không biết về việc này, thì người cho mượn sẽ không bị xử lý hình sự.

Tuy nhiên để phục vụ công tác điều tra, tài sản cho mượn sẽ được coi là vật chứng và được xử lý như sau:

Vật chứng là gì?

Điều 89 BLTTHS 2015 quy định:

Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.” Để phục vụ cho việc xác minh, điều tra, cơ quan điều tra phải  thu thập kịp thời, đầy đủ vật chứng và đưa vào hồ sơ vụ án.

Như vậy, kìm cắt khóa được coi là vật chứng trong vụ trộm cắp tài sản này.

Vật chứng được xử lý như thế nào?

Khoản 1, điều 106 BLTTHS 2015 quy định về xử lý vật chứng như sau:

1. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ; lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

Quyền của cơ quan điều tra liên quan tới vật chứng

Khoản 2, điều 106 BLTTHS 2015 quy định:

2. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu; hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu; hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;

d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, vật chứng của vụ trộm cắp tài sản này sẽ bị xử lý theo quy định trên.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Dùng căn cước công dân giả để chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Có thể chuộc lại tài sản đã bán cho người khác không?
Thủ tục tố cáo khi bị người khác vu khống được quy định như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Đột nhập trộm bia ở Bách Hóa Xanh bị xử lý thế nào theo quy định?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bị xử lý mức nào là nhẹ nhất?

Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Cướp tài sản những lỡ làm người chết thì có phạm tội người không?

Không. Trong trường hợp cướp tài sản nhưng mà làm chết người người. Có thể sẽ phải chịu mức tăng nặng định khung quy định tại khoản 4 Điều 168 Bộ Luật hình sự. Mức tù cao nhất là 20 năm hoặc tù chung thân.

Thế nào là cướp giật tài sản?

Cướp giật là hành vi nhanh chóng, bất ngờ, lợi dụng sơ hở của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, đây là hành vi công khai, nhanh chóng, gây bất ngờ cho nạn nhân và những người xung quanh.
Tính chất: Nhắm vào tài sản, có thể xâm phạm đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của nạn nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời