Có được khởi kiện ngược lại người đã kiện mình hay không?

27/09/2021
629
Views

Trên thực tế, có thể thấy xảy ra nhiều trường hợp do không biết, không tiếp cận được hay ngay cả có thể đã biết về quyền khởi kiện nhưng do chưa hiểu rõ ràng; đầy đủ “quyền phản tố” của mình mà pháp luật cho phép nên nhiều bị đơn đã bỏ; dẫn đến việc quyền lợi hợp pháp của bị đơn trong vụ việc đó không được bảo vệ một cách đảm bảo. Vậy có được khởi kiện ngược lại người đã kiện mình hay không?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quyền khởi kiện là gì?

Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi của các tổ chức, cơ quan, cá nhân (bằng cách tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp) đưa sự việc có tranh chấp ra trước Tòa án theo thủ tục tố tụng nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Quyền khởi kiện là một trong những quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp và quy định cụ thể tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Khi khởi kiện, cần thỏa mãn các điều kiện cụ thể như sau:

  • Chủ thể khởi kiện phải có quyền khởi kiện và có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
  • Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền xét xử giải quyết của tòa án;
  • Vẫn còn thời hiệu khởi kiện;
  • Vụ án vẫn chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án; hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người khởi kiện là gì?

Theo Điều 186 và Điều 187 BLTTDS 2015 thì người khởi kiện là:

  • Chủ thể tự khởi kiện: vì cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, hoặc;
  • Người khởi kiện thay chủ thể khác: khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; hoặc lợi ích công cộng hay lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm.

Nguyên đơn được xem là đương sự trong vụ án dân sự; theo đó họ là chủ thể có tư cách tố tụng tại Tòa án. Trong khi đó người khởi kiện có thể là nguyên đơn nếu chính người đó tự mình khởi kiện; nhưng cũng có thể không phải là nguyên đơn; và không có tư cách tố tụng nếu họ chỉ nộp đơn khởi kiện thay cho chủ thể khác.

Có được khởi kiện ngược lại người đã kiện mình hay không?

Khởi kiện ngược lại người đã kiện mình hay còn gọi là phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự. Thực chất việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện ngược lại người đã kiện mình; nhưng được xem xét; giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên có liên quan chặt chẽ với nhau.

Nếu yêu cầu của bị đơn là một việc hoàn toàn không liên quan đến đơn khởi kiện của nguyên đơn; thì bị đơn phải khởi kiện thành một vụ án dân sự mới. Như vậy; yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ phát sinh khi có việc nguyên đơn kiện bị đơn và Toà án có thẩm quyền thụ lý vụ việc đối với yêu cầu của nguyên đơn; sau đó bị đơn cũng cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm; và có đơn yêu cầu toà án giải quyết những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn trong cùng một vụ án dân sự.

Tức là, khi bị khởi kiện trong một vụ án dân sự, bị đơn có quyền đưa ra ý kiến hoặc yêu cầu phản tố. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều bị đơn đã bỏ qua yêu cầu phản tố của mình do không biết mình có quyền này đã được quy định cụ thể trong luật hoặc không hiểu rõ những quyền của mình trong tố tụng dân sự.

Chủ thể được thực hiện quyền phản tố?

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 200 BLTTDS; bị đơn được “Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị bù trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu”.

Theo quy định này thì yêu cầu phản tố chỉ được thực hiện khi và chỉ khi bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn. Trong trường hợp người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn tham gia tố tụng trong vụ án có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn thì Toà án giải quyết như thế nào?.

Giả sử khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án; bị đơn được xác định có yêu cầu phản tố đã uỷ quyền cho người khác theo đúng thủ tục để tham gia tố tụng tại Toà án; và có toàn quyền thay mặt bị đơn quyết định các vấn đề có liên quan trong vụ án.

Trong trường hợp này; đã có rất nhiều Toà án chấp nhận yêu cầu phản tố của người đại diện theo ủy quyền; nhưng cũng có những Toà án không chấp nhận; vì cho rằng để thực hiện yêu cầu phản tố bị đơn phải là người trực tiếp yêu cầu. Người đại diện theo ủy quyền không có quyền yêu cầu phản tố vì họ không phải là bị đơn; mà chỉ là người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Có được khởi kiện ngược lại người đã kiện mình hay không?.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Khi nào được đưa ra yêu cầu phản tố?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ được chấp nhận khi:
“trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải”

Khi kiện ngược lại không được chấp nhận thì có thể làm gì?

Khoản 6 Điều 72 BLTTDS quy định: “Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác”. 
Như vậy, trường hợp yêu cầu phản tố của bị đơn không đử các điều kiện quy định và từ đó, không được Tòa án chấp thuận thì bị đơn có quyền khởi kiện một vụ án khác đối với yêu cầu phản tố của mình.

Có phải nộp văn bản để phản tố?

Khoản 1 Điều 200 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định như sau:
“Điều 200. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời