Xâm phạm chỗ ở công dân bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?

25/10/2021
Xâm phạm chỗ ở công dân bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?
649
Views

Hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh, thích đáng theo các chế tài xử lý. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về các quy định xử phạt này. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều các câu hỏi có liên quan, trong đó có thắc mắc cụ thể như sau: Xâm phạm chỗ ở công dân bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi có một câu hỏi như sau: Tôi được biết rằng việc xâm phạm chỗ ở trái phép của công dân là một hành vi vi phạm các quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý thích đáng theo các chế tài được quy định tại Bộ luật hình sự 2015. Nhưng tôi vẫn chưa thực sự hiểu rõ khi nào thì hành vi vi phạm này sẽ bị xử lý hình sự và cụ thể các hình phạt được quy định ra sao? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Luật Hiến pháp Việt Nam 2013

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Luật cư trú 2020

Quy định của pháp luật về chỗ ở hợp pháp của công dân

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định” (khoản 2 và 3 Điều 22). Việc khám xét chỗ ở của công dân chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội; tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử; tài liệu khác có liên quan đến vụ án (khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Như vậy, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền hiến định của mỗi công dân. Việc xâm phạm chỗ ở của công dân khi không được sự đồng ý của họ là hành vi trái pháp luật và có thể bị xử lý hình sự.

Nơi ở hợp pháp của công dân là gì?

Ngoài ra, nơi ở hợp pháp của công dân gắn liền với quyền tự do cư trú. Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Theo Luật cư trú năm 2020, công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của pháp luật. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú.

Điều 11 luật này quy định về nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. 

Chỗ ở hợp pháp được hiểu là nhà ở, phương tiện; hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân; hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn; cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Xâm phạm nơi ở của công dân là gì?

Tội xâm phạm chỗ ở của công dân là hành vi khám trái pháp luật chỗ ở; đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Điều luật nêu ba loại hành vi (khám, đuổi hoặc hành vi khác); nhưng các hành vi này đều được gọi chung là hành vi xâm phạm; nên dù người phạm tội thực hiện một; hoặc cả ba hành vi trên thì cũng chỉ định tội là “xâm phạm chỗ ở của công dân”.

Tội danh của tội phạm này là “xâm phạm chỗ ở của công dân” mà không quy định “xâm phạm trái pháp luật hay trái phép chỗ ở của công dân”; nhưng không vì thế mà cho rằng tội phạm này có cả hành vi khám, đuổi; hoặc có hành vi khác được pháp luật cho phép; vì bản thân thuật ngữ “xâm phạm” đã bao hàm tính trái phép.

Xâm phạm nơi ở hợp pháp của công dân bị khép vào tội gì?

Theo điều 158 BLHS 2015, hành vi “xâm phạm chỗ ở của người khác” được mô tả bởi 4 nhóm hành vi: khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần; hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ; dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở; hoặc cản trở trái phép; không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ; tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.

Hậu quả của các nhóm hành vi này làm cho nạn nhân bị mất chỗ ở; bị ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sinh hoạt bình thường của họ và các thành viên trong gia đình; gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho nạn nhân; xâm phạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được pháp luật bảo hộ.

Như vậy, nếu ai thực hiện hành vi vi phạm này thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh xâm phạm nơi ở hợp pháp của công dân.

Cấu thành tội phạm tội xâm phạm nơi ở hợp pháp của công dân

Các yếu tố cấu thành tội phạm; nếu hành vi vi phạm có đầy đủ các yếu tố sau thì người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự theo quy định.

Khách thể tội xâm phạm chỗ ở công dân

Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Mặt khách quan tội xâm phạm chỗ ở công dân

 +Có hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác. Được thể hiện qua việc lục soát chỗ ở các người khác mà không được sự đồng ý của người đó và không có lệnh của người có thẩm quyền.

Việc thực hiện hành vi trên có thể do người không có thẩm quyền; nhưng cũng có thể là của người có thẩm quyển(VD: Đối với người không có thẩm quyền thì việc tự động vào khám xét chỗ ở của người khác là trái pháp luật. Đối với người có thẩm quyền thì hành vi lục soát nơi ở của người khác không đúng quy định của pháp luật như tiến hành lục soát nhưng không có lệnh trong khi không thuộc trường hợp khẩn cấp).

 +Có hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi nơi ở của họ. Được thể hiện qua hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác buộc người bị hại rời bỏ nơi ở của họ không đúng với  quy định của pháp luật (VD: Chấp hành viên đã áp dụng biện pháp cưỡng chế một người rời khỏi nơi ở của họ mà nội dung đó không có trong bản án hoặc quyết định của Toà án).

+ Có hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Được hiểu là hành vi (ngoài hai hành vi nêu trên) làm cho người khác không thể thực hiện được việc sử dụng nơi ở (tức làm cho người khác không thể ở được tại nơi ở) của họ một cách trái pháp luật.

Mặt chủ quan tội xâm phạm chỗ ở công dân

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể tội xâm phạm chỗ ở công dân

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Xâm phạm chỗ ở của công dân bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Theo quy định tại Điều 158 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội xâm phạm chỗ ở của người khác sẽ bị xử phạt như sau:

Khung 1

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần; hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;

c) Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép; không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ;

d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nhận định

Tội xâm phạm chỗ ở của công dân là hành vi khám trái pháp luật chỗ ở; đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Mặt dù điều văn của điều luật nêu ba loại hành vi ( khám, đuổi hoặc hành vi khác), nhưng các hành vi này đều được gọi chung là hành vi xâm phạm; nên dù người phạm tội thực hiện một hoặc cả ba hành vi trên thì cũng chỉ định tội là “xâm phạm chỗ ở của công dân”.

Tội danh của tội phạm này là “xâm phạm chỗ ở của công dân” mà không quy định “xâm phạm trái pháp luật hay trái phép chỗ ở của công dân”; nhưng không vì thế mà cho rằng tội phạm này có cả hành vi khám, đuổi; hoặc có hành vi khác được pháp luật cho phép, vì bản thân thuật ngữ “xâm phạm” đã bao hàm tính trái phép ( trái pháp luật ) rồi. Tất cả các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân đều không kèm theo từ trái pháp luật hay từ trái phép.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Đối tượng mua bán trái phép ma túy, tàng trữ súng bị xử lý như thế nào
Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy bị xử lý như thế nào?
Hành vi vận chuyển ma tuý giấu trong sôcôla bị xử lý như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Xâm phạm chỗ ở công dân bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Chỗ ở hợp pháp là gì?

Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.

Quy định về cư trú được quy định thế nào?

Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).

Nơi thường trú, tạm trú là gì

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời