Ném trứng thối vào người nổi tiếng trước đám đông thì phạm tội gì?

25/10/2021
759
Views

Xin chào Luật sư, tôi có em gái là người nổi tiếng. Do là người nổi tiếng nên em gái tôi có người rất nhiều người yêu quý. Bên cạnh đó cũng có không ít người ghét em ấy. Họ thường xuyên chửi rủa, nói xấu em gái tôi trên mạng xã hội. Đặc biệt là có hành vi ném trứng vào người em gái tôi khi em ấy đi tham dự sự kiện. Tôi muốn hỏi Luật sư hành vi Ném trứng thối vào người nổi tiếng trước đám đông thì phạm tội gì?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Người nổi tiếng luôn có những ảnh hưởng nhất định với xã hội. Chính bởi sự nổi tiếng ấy mà họ được rất nhiều người chú ý. Từ đời sống riêng tư cho đến công việc luôn được nằm dưới ánh mắt của người khác. Chính vì thế, chỉ với những hành động nhỏ cũng khiến chính họ chịu những tác động mạnh mẽ. Hành vi ghen ghét người nổi tiếng đã không còn xa lạ với chúng ta. Đặc biệt là hành vi ném trứng thối vào người nổi tiếng ở nơi đông người. Vậy, hành vi này có phạm tội không? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp ngay sau đây:

Thế nào là tội làm nhục người khác?

Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người.

Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. 

Các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác?

Về mặt chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Về mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. người phạm tội biết rõ hành vi của mình là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhưng đã thực hiện hành vi phạm tội. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị hạ thấp danh dự, nhân phẩm với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại…
Động cơ, mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội làm nhục người khác.

Về mặt khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

Về mặt khách quan:

Mặt khách quan được thể hiện qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Những hành vi này có thể bằng lời nói hoặc hành động với mục đích là hạ thấp nhân cách, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, cụ thể:
Thể hiện bằng lời nói: sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước mọi người.

Thể hiện bằng việc làm: có những hành vi xấu, bỉ ổi với người bị hại trước đám đông để bêu rếu. Ví dụ: nhổ nước bọt vào mặt, trứng thối vào người, xe cộ…xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm của người khác.

Như vậy, trong trường hợp này, người ném trứng thối vào em gái bạn đã cấu thành tội làm nhục người khác.

Hình phạt đối với tội làm nhục người khác?

Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, người ném trứng thối vào em gái bạn giữa đám đông sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự về tội này. Cụ thể, bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Ném trứng thối vào người nổi tiếng trước đám đông thì phạm tội gì?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Sau khi ly hôn vẫn bị chửi bới, xúc phạm danh dự thì giải quyết thế nào?

Bạn có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Yêu cầu khởi tố của bạn có thể được thể hiện dưới hình thức đơn hoặc trình bày trực tiếp. Đơn yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu. Trường hợp yêu cầu khởi tố được trình bày trực tiếp thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát lập biên bản ghi rõ yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu.

Đăng ảnh và có lời lẽ nhục mạ người khác trên facebook thì giải quyết thế nào?

Trường hợp bị người khác làm nhục, bôi phẩm danh dự trên Facebook bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an kèm theo các bằng chứng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Mức xử phạt là từ 10 triệu đến 30 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Đánh ghen lột đồ người khác tở ngoài đường thì phạm tội gì?

Hành vi này có đủ yếu tố cấu hành thành tội làm nhục người khác. Hành vi này có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng, đồng thời phạt tù với mức phạt cao nhất là 5 năm. ( Điều 155, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận