Bị lừa tiền qua mạng xã hội thì phải làm thế nào?

23/10/2021
Bị lừa tiền qua mạng xã hội thì phải làm thế nào
1584
Views

Mạng xã hội phát triển giúp con người có thể tương tác, giao dịch với nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những hệ lụy tiềm ẩn khi người dùng có thể bị lừa đảo theo nhiều hình thức trên chính các trang mạng xã hội này. Những cách thức lừa đảo trên mạng phổ biến hiện nay như: mua hàng không thanh toán tiền; mạo danh cơ quan nhà nước, nhà mạng để đòi tiền; hack tài khoản mạng xã hội; giả mạo tặng quà online,… Vậy khi bị lừa tiền qua mạng xã hội thì phải làm thế nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc trên qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Bị lừa tiền qua mạng xã hội thì phải làm thế nào?

Mạng xã hội ngày càng phát triển và không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Không thể phủ nhận được những lợi ích nhất định mà mạng xã hội đem lại; đây cũng là nơi kinh doanh của nhiều người với nhiều mặt hàng khác nhau. Tuy nhiên; bên cạnh những điểm tích cực mà mạng xa hội mang lại thì những tiêu cực cũng xuất hiện từ đây; nhiều sự xuất hiện không phù hợp với thuần phong mỹ tục; hay thậm chí là cả tội phạm.

Xuất phát từ mạng xã hội đã không ít những người lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản thực hiện hành vi của mình. Vậy khi bị lừa tiền qua mạng xã hội thì phải làm thế nào?

Với hành vi trên thì người lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị truy cứ theo Điều 174 Bộ luật hình sự. Do đó; khi bị lừa tiền qua mạng xã hội thì người bị lừa cần phải bình tĩnh; sao chụp các bằng chứng có thể chứng minh mình bị lừa; sau đó đến ngay cơ quan công an để trình báo để được hướng dẫn cụ thể cách giải quyết.

Theo đó để thực hiện tố cáo cần làm đơn tố cáo; người làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp cơ quan.

Trong đơn tố cáo cần có nội dung chính gồm:

  • Tên cơ quan nhận đơn;
  • Họ, tên, địa chỉ của người tố cáo;
  • Họ, tên, địa chỉ của người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại (nếu có);
  • Họ, tên, địa chỉ của người bị tố cáo;
  • Nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo; cung cấp cụ thể các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp (hình ảnh nhắn tin; tài khoản của người lừa đảo;…).

Hành vi lừa đảo chiểm đoạt tiền qua mạng xã hội sẽ bị xử lý thế nào?

Với mỗi hành vi vi phạm luật dù là ở lĩnh vực nào ví dụ vi phạm về xác nhận tình trạng hôn nhân; vi phạm về đăng ký khai sinh;….tùy vào mức độ vi phạm mà sẽ có các hình thức xử lý riêng; có thể bị xử phạt hành chính; hay nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Với việc lừa đảo tiền người khác qua mạng thì trước hết với hành vi này người đó có thể bị xử lý hành chính theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định; phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Việc xử lý hành chính được áp dụng khi hành vi vi phạm chưa đủ để cấu thành tội phạm; số tiền lừa đảo không lớn (dưới 02 triệu đồng).

Tuy nhiên; với trường hợp giá trị số tiền bị lừa đảo trên 02 triệu đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt năng nhất lên đến 03 năm tù; theo Điều 174 Bộ luật hình sự; cụ thể mức phạt như sau:

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ…

Bị lừa tiền qua mạng xã hội có đòi lại được không?

Thực tế có thể thấy khi bị lừa đảo qua mạng xã hội thông thường sẽ có ít bằng chứng; hoặc có thì cũng không đủ chứng mình hành vi vi phạm. Tuy nhiên, không phải vì thế mà không có cơ sở để đòi lại tiền.

Do đó; khi phát hiện bị lừa cần phải đến ngay cơ quan công an trình báo kém theo hồ sơ như trên để được giải quyết nhanh nhất. Tại đây cơ quan chức năng sẽ tiến hành các nghiệp vụ và thủ tục cần thiết để hộ trợ người bị lừa truy tìm; làm rõ các chứng cứ để tìm được người có hành vi lừa đảo.

Thông thường với những vụ án lừa đảo mang tính chất nhỏ lẻ thì việc truy tìm thông tin và xử lý sẽ nhanh chóng; do đó mà việc đòi lại được tiền cũng sẽ nhanh chóng hơn. Tuy nhiên; với những vụ án mang tính chất lừa đảo chuyên nghiệp theo đường dây; thì sẽ phải mất nhiều thời gian hơn do thủ đoạn của kẻ lừa đảo tinh vi hơn; nên thời dai để đòi lại được tiền sẽ kéo dài hơn rất nhiều.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Bị lừa tiền qua mạng xã hội thì phải làm thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có thể tố giác tội phạm lừa đảo tại những cơ quan nào?

Căn cứ theo Điều 145 và  khoản 2 Điều 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự; thì người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoàn toàn có quyền tố giác, báo tin tại cơ quan điều tra công an cấp huyện; hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bạn hoặc của người lừa đảo.

Có thể tố cáo tội lừa đảo qua mang bằng cách online được không?

Nạn nhân của những vụ lừa đảo qua mạng có thể thực hiện hai cách sau:
Tố cáo Online qua cổng thông tin tố giác của Bộ công an:  Truy cập trang web: http://canhsat.gov.vn và thực hiện hoàn thiện theo mẫu có sẵn. Phương án này không tốn công sức và thời gian đi lại, việc có nhiều tố cáo cùng một vụ việc sẽ giúp cho Cơ quan Công an phải quan tâm điều tra. 
Tố cáo Website với Bộ Công thương: Cách này làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đối tượng đó; Bộ Công Thương vì phản ánh đó cũng sẽ vào cuộc và làm rõ. Tuy nhiên; đây phải là đối tượng kinh doanh có thông tin rõ ràng, cụ thể thì mới có khả năng được giải quyết cao.

Lừa đảo chiếm đoạn tài sản là gì?

Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi; trái pháp luật .
Chiếm đoạt là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.
Như vậy; lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và giao tài sản để chiếm đoạt tài sản đó.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời