Làm nhục người khác bị xử phạt ra sao theo quy định?

14/10/2021
Làm nhục người khác bị xử phạt ra sao theo quy định?
670
Views

Làm nhục người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy hành vi làm nhục người khác bị xử phạt ra sao theo quy định?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Thế nào là làm nhục người khác?

Làm nhục người khác là người có hành vi xúc phạm người khác; bằng những lời lẽ làm tổn hại tinh thần người khác; hạ thấp nhân cách của họ bằng những lời lẽ cay nghiệt thậm tệ; dùng lời nói để lăng mạ, chửi bới người khác sỉ nhục, chửi rủa thậm tệ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu; nhằm vào nhân cách; khiến người khác bị mất thể diện, nhục nhã trước những người khác.

Thực tế nhiều trường hợp làm nhục người khác; bằng hình thức như cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông, đánh hội đồng… cũng là hành làm nhục người khác nhằm bêu rếu họ với đám đông.

Theo đó hành vi làm nhục người khác; tùy vào mức độ và hậu quả gây ra có thể bị xử phạt hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Làm nhục người khác bị xử phạt ra sao theo quy định?

Xử phạt hành chính hành vi làm nhục người khác

Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Điều 37. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”

Theo đó hành vi làm nhục người khác chưa nghiêm trọng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Vậy hành vi làm nhục người khác sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng

Truy cứu hình sự hành vi làm nhục người khác

Hành vi làm nhục người khác; sẽ bị truy cứu hình sự về tội làm nhục người khác; được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017:

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Xúc phạm giáo viên bị xử phạt ra sao?

Xúc phạm giáo viên sẽ bị xử phạt hành chính; theo Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

điều 26 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng. Hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo sẽ bị phạt từ 10 – 15 triệu đồng.

“Điều 26. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục; vi phạm quy định về chính sách đối với nhà giáo

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai.”

Ngoài ra, người vi phạm sẽ phải xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định; trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Làm nhục người khác bị xử phạt ra sao theo quy định?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Giáo viên xúc phạm học sinh bị xử phạt ra sao?

Điều 28 của Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định hành vi kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng.
Điều 28. Vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
…….
b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đánh người khác gãy tay có bị phạt tù không?

Hành vi đánh nhau này có thể cấu thành tội Cố ý gây thương tích quy định tại điều 134 BLHS 2015:
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 điều này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Hành vi đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt với mức tù cao hơn theo điều luật này.

Học sinh đánh nhau bị kỷ luật ra sao?

Theo quy định tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về hình thức kỷ luật với học sinh cấp 2,3 như sau:
– Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
– Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
– Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời