Chém người do không nộp tiền bảo kê bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

25/10/2021
Chém người do không nộp tiền bảo kê bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
365
Views

Hiện nay các hành vi bảo kê đòi tiền của các băng nhóm xã hỗi diễn ra rất thường xuyên. Đây đều là các hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý thích đáng theo các quy định pháp luật. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về các chế tài này. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc có liên quan. Đây là vụ việc về một băng nhóm đã thực hiện hành vi chém người do không chịu nộp tiền bảo kê.

Tóm tắt vụ việc:

Tiến “trắng” cùng đồng bọn xông vào bữa cơm của gia đình tài xế xe khách, chém anh này bị thương nặng vì không chịu nộp tiền “hỗ trợ”.

Theo cáo trạng, năm 2018, anh Trần Ngọc Hoàng, 38 tuổi, mua ôtô chở khách lên Hà Nội vào 14h hằng ngày. Một chủ xe khác xuất bến lúc 13h30 cho rằng anh Hoàng làm vậy ảnh hưởng đến mình nên nhờ Tiến “trắng” can thiệp, buộc anh này chỉ xuất phát lúc 15h hằng ngày.

Bùi Mạnh Tiến liền cùng đàn em vờ làm khách, gọi anh Hoàng đến đón nhưng khi lên xe đã hành hung, yêu cầu nạn nhân “từ mai chạy lùi giờ xe lại”. Bị cáo này còn đến nhà, đe dọa vợ anh Hoàng phải bảo chồng thay đổi giờ xuất bến hoặc “hỗ trợ” 3 triệu đồng/tháng. Nếu chi tiền, chúng sẽ “lo cho xe của anh chị chạy tới cầu Tân Đệ” – nơi hết địa phận Thái Bình.

Vậy hành vi chém người do không nộp tiền bảo kê này sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

Bộ luật dân sự 2015

Chém người do không nộp tiền bảo kê bị khép vào tội gì?

Theo quy định của điều 134 bộ luật hình sự 2015 về tội cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác; thì nếu người nào cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được điều luật quy định thì sẽ bị xử lý hình sự theo pháp luật.

Như vậy hành vi chém người do không nộp tiền bảo kê này có thể sẽ bị khép vào tội cố ý gây thương tích. Bên cạnh đó, đối tượng hoặc các nhóm đối tượng thực hiện hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Cố ý gây thương tích là gì?

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể; gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội; xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.

Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp (người thực hiện mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác); hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác).

Các hành vi vi phạm được thể hiện dựa vào những thương tích và trong các trường hợp cụ thể; có thể đó là hành vi đánh người, chém người do không nộp tiền bảo kê hoặc cũng có thể là do có các mâu thuẫn xích mích khác…

Cấu thành tội phạm tội cố ý gây thương tích

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được quy định tại điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017); và nếu hành vi nào đầy đủ các yếu tố cấu thành dưới đây thì người thực hiện hành vi vi phạm này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi khách quan

Hành vi khách của tội phạm này được quy định là hành vi gây thương tích; hoặc hành vi gây tổn hại cho sức khoè của người khác. Đó là các hành vi có khả năng gây ra thương tích; hoặc tổn thương khác làm tổn hại đến sức khoẻ của con người. Những hành vi này có thể được thực hiện với công cụ, phương tiện phạm tội; hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội; hoặc có thể thông qua súc vật hay cơ thể người khác…

– Hậu quả của tội phạm

Hậu quả mà cấu thành tội phạm mô tả là thương tích; hoặc tổn hại cho sức khoẻ ở mức độ có tỉ lệ tổn thương cơ thể là 11% trở lên; hoặc dưới tỉ lệ đó nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

– Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm; hoặc dùng thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người. Vũ khí bao gồm:

Vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ (dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn,…)

– Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

– Có tổ chức;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; hoặc đang chấp hành biện pháp xử lí vi phạm hành chỉnh đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

-Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do được thuê;

– Có tính chất côn đồ;

– Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân.

Như vậy, những trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ có tỉ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% và không thuộc các trường hợp nêu trên là trường hợp chưa cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

– Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thương tích hoặc tổn thương khác

Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thương tích; hoặc tổn hại cho sức khoẻ là dấu hiệu trong cấu thành tội phạm. Khi xác định có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ và có hậu quả thương tích; hoặc hậu quả tổn hại cho sức khoẻ; đòi hỏi phải xác định hậu quả này là do chính hành vi đó gây ra hay nói cách khác là phải xác định quan hệ nhân quả giữa hành vi khách lệ tổn thương cơ thể dưới 11% vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự).

Chủ thể của tội phạm

Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho người khác; có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Khách thể của tội phạm

Khách thể tội cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Hành vi chém người do không chịu nộp tiền bảo kê sẽ bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Theo quy định, hành vi vi phạm này sẽ bị xử lý theo các khung hình phạt tại điều 134 BLHS 2015 như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Khung 1 cố ý gây thương tích

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4); hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau; hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù; hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe; hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Khung 2 cố ý gây thương tích

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Khung 3 cố ý gây thương tích

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

Khung 4 cố ý gây thương tích

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

Khung 5 cố ý gây thương tích

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Khung 6 cố ý gây thương tích

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Thực hiện hành vi chém người do không nộp tiền bảo kê theo nhóm thì bị xử lý thế nào?

Ngoài ra, trong vụ việc này, còn xuất hiện dấu hiệu đồng phạm trong hành vi vi phạm; với nhiều đối tượng có liên quan tới vụ việc này.

Đồng phạm là gì?

Điều 17, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau về đồng phạm:

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Đồng phạm với tội danh cố ý gây thương tích bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Nếu được xác định là hành vi vi phạm này có yếu tố đồng phạm thì các đối tượng có liên quan sẽ bị xử lý như sau:

Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm; như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh, cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.

Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Xử phạt hành chính hành vi chém người do không chịu nộp tiền bảo kê?

Đối với các trường hợp vi phạm mà chưa tới mức xử lý hình sự thì hành vi chém người do không chịu nộp tiền bảo kê sẽ bị xử phạt hành chính theo các quy định liên quan tới xử phạt về trật tự công cộng. Mức xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

Mức xử phạt 1

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật; nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức; khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe; trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

Mức xử phạt 2

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà; vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa; hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;

h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở; giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.

Mức xử phạt 3

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ; phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng; cố ý gây thương tích cho người khác;

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án; hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;

đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;

g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo; kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;

k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục; hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt; vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;

m) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.

Mức xử phạt 4

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ; hoặc công cụ hỗ trợ;

b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán “đèn trời”.

Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Quy định với người nước ngoài vi phạm

Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều này; thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bồi thường thiệt hại về hành vi chém người do không nộp tiền bảo kê

Về trách nhiệm bồi thường dân sự: theo quy định tại Điều 590 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người nào có lỗi dẫn đến gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác thì phải bồi thường.

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất; bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Trách nhiệm bồi thường

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cố ý gây thương tích

Do hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015) gây ra:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản; quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường; trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng; hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Cố ý gây thương tích khi tinh thần bị kích động có bị xử phạt không?
Vụ đánh ghen náo loạn Hồ Tây – Liệu có cố ý gây thương tích
Thông chốt Covid-19 gây thương tích cán bộ bị xử lý ra sao?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Chém người do không nộp tiền bảo kê bị xử phạt bao nhiêu năm tù?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Khi nào thì gây thương tích bị xử lý hình sự?

Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này có thể thực hiện thông qua các dụng cụ như dao, súng, chất nổ,… khiến cho người khác bị những thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích trong trường hợp bình thường được coi là tội phạm và thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hình sự Việt Nam khi mức độ thương tật của người bị hại từ 11% trở lên.

Tội vô ý gây thương tích do vi phạm quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính là gì?

Theo quy định tại điều 139 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
Tội này khác tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác ở đặc điểm đặc biệt của quy tắc bị hành vi phạm tội vi phạm. Ở tội này, quy tắc bị vi phạm là quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Các quy tắc này đã được giải thích ở tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

Nội dung cần có khi làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại?

Đơn kiến nghị gồm các nội dung chính như:
Họ tên, địa chỉ người yêu cầu bồi thường và người bị yêu cầu bồi thường;
Trình bày ngắn gọn lại sự việc;
Yêu cầu về mức bồi thường với các thiệt hại đã xảy ra kèm theo các tài liệu chứng cứ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời