Mẫu quyết định kéo dài thời gian nâng lương mới 2023

05/06/2023
Mẫu quyết định kéo dài thời gian nâng lương mới năm 2023
545
Views

Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 03 năm 2021 vào ngày 29/6 về việc sửa đổi, bổ sung quy định về việc xét nâng bậc nâng lương xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Tại Thông tin 03/2021/TT-BNV sửa đổi về thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người. Chi tiết quy định này ra sao và Mẫu quyết định kéo dài thời gian nâng lương mới năm 2023 như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết sau đây:

Căn cứ pháp lý

Thời gian công chức cử đi học có được tính xét nâng bậc lương thường xuyên không?

Công chức là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Vậy pháp luật quy định thời gian công chức cử đi học có được tính xét nâng bậc lương thường xuyên không?

Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV)

Chế độ nâng bậc lương thường xuyên

1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

– Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị;

– Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.

c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

– Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

– Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;

– Thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự)

– Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

– Thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên thì tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên.

– Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật7.

Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.

Theo đó:

– Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị sẽ được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên;

– Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định sẽ không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên.

Như vậy, theo quy định trên thì thời gian công chức được cử đi học để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn vẫn được tính để xét nâng lương thường xuyên. Tuy nhiên đối với thời gian đi học vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định thì sẽ không được tính để xét nâng lương thường xuyên.

Trường hợp nào thì bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên?

Với cán bộ công chức, viên chức nhà nước lương được tính dựa trên bậc lương và được điều chỉnh theo rất nhiều các cấp độ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất công việc, sự chênh lệch giữa lương tối thiểu và lương tối đa. Vậy trường hợp nào thì bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/08/2021) như sau:

Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên:

Trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau:

a) Kéo dài 12 tháng đối với các trường hợp:

– Cán bộ bị kỷ luật cách chức;

– Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;

– Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.

b) Kéo dài 06 tháng đối với các trường hợp:

– Cán bộ, công chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;

Mẫu quyết định kéo dài thời gian nâng lương mới năm 2023

– Viên chức bị kỷ luật cảnh cáo;

– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 tháng.

c) Kéo dài 03 tháng đối với viên chức bị kỷ luật khiển trách.

d) Trường hợp vừa bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

đ) Trường hợp bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật (cùng một hành vi vi phạm) thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản này.

e) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng: nếu đã có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; nếu không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý ký luật hành chính quy định tại khoản này.

Như vậy, trường hợp bị kéo dài chế độ nâng bậc lương thường xuyên được quy định như trên.

Đối tượng nào không được áp dụng chế độ nâng bậc lương thường xuyên?

Bậc lương là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động. Mỗi một bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định. Ở mỗi ngạch lương nên có số lượng bậc lương nhất định để tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu đến mức lương tối đa trong ngạch đó. Điều này để tạo nên sự khác biệt nhằm đảm bảo tính hợp lý, công bằng. Pháp luật có quy định chi tiết về những đối tượng không được áp dụng chế độ nâng bậc lương thường xuyên như sau:

Căn cứ vào khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV như sau:

Đối tượng không áp dụng:

a) Cán bộ thuộc diện xếp lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.

b) Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP .

c) Công chức cấp xã chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.

Như vậy, các đối tượng là cán bộ thuộc diện xếp lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ, cán bộ cấp xã hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động và công chức cấp xã chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

Mẫu quyết định kéo dài thời gian nâng lương mới năm 2023

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [15.32 KB]

Hướng dẫn ghi Mẫu quyết định kéo dài thời gian nâng lương

– Đảm bảo hình thức khi soạn quyết định tăng lương, điều chỉnh lương

– Thông tin người được điều chỉnh lương rõ ràng, chính xác

– Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt dễ hiểu, đảm bảo thời gian phù hợp với thời điểm hiện tại.

– Sử dụng các biểu mẫu đúng ngữ cảnh như đã phân tích trên đầu bài viết

– Nếu là quyết định điều chỉnh lương theo hướng giảm thì không được giảm quá mức lương tối thiểu, mức lương cơ sở theo vùng theo quy định của pháp luật.

– Việc tăng và giảm lương của nhân viên phải theo quy định của pháp luật, quy định của nội quy, quy định của hợp đồng lao động đã được ký giữa hai bên.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu quyết định kéo dài thời gian nâng lương mới năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như hợp thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có bị áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương không?

Căn cứ khoản 1,2 Điều 79 Luật cán bộ công chức 2008 sửa đổi, bổ sung 2019 quy định: công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không bị áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương.

Thời gian công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng có được hưởng lương không?

Căn cứ khoản 2 Điều 49 Luật cán bộ công chức 2008 sửa đổi 2019 quy định: Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp nào công chức đã bị kỷ luật mới được nâng bậc lương?

Căn cứ Điều 82 Luật cán bộ công chức 2008 sửa đổi 2019 quy định: Công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.