Phép năm có được cộng dồn không?

17/05/2023
Phép năm có được cộng dồn không?
193
Views

Xin chào Luật sư 247, tôi muốn nghỉ dài hạn để sang Úc thăm con gái. Ba năm nay tôi đều đi làm đầy đủ và chưa nghỉ hết phép năm của những năm trước. Tôi nghe nói có thể cộng dồn phép năm lại để nghỉ cùng lúc vào khoảng thời gian mình mong muốn. Luật sư cho tôi hỏi phép năm có được cộng dồn không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Luật sư 247. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Phép năm có được cộng dồn không?” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Phép năm có được cộng dồn không?

Nhiều người thay vì lựa chọn nghi phép năm vào đúng thời điểm lại mong muốn được nghỉ phép năm cộng dồn. Việc cộng dồn phép năm sẽ được tính trong khoảng thời gian nhất định. Để có thể gộp phép năm người lao động buộc phải có sự thoả thuận với người sử dụng lao động. Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định về ngày phép năm của người lao động như sau:

Nghỉ hằng năm

  1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
    b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
    c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
  3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
  4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
  5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
  6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
  7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
    Như vậy, theo quy định nêu trên, người lao động có thể dồn ngày phép năm của năm này sang cho năm sau nhưng cần lưu ý chỉ được gộp tối đa 03 năm một lần.

Tuy nhiên, để có thể gộp ngày phép năm như vậy thì người lao động cần phải thỏa thuận với người sử dụng lao động. Theo đó, về bản chất đây là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động chứ không phải quyền mặc nhiên của người lao động.

Số ngày phép năm chưa nghỉ hết có được quy đổi thành tiền lương không?

Tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Theo đó, pháp luật chỉ quy định người sử dụng lao động sẽ phải thanh toán tiền cho những ngày phép năm chưa nghỉ hết cho người lao động nếu họ bị thôi việc hoặc bị mất việc làm mà chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép năm. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho người lao động. Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định về ngày phép năm của người lao động như sau:

Nghỉ hằng năm

  1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
    b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
    c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
  3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
  4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
  5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
  6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
  7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
    Như vậy, theo quy định nêu trên, người lao động có thể dồn ngày phép năm của năm này sang cho năm sau nhưng cần lưu ý chỉ được gộp tối đa 03 năm một lần.

Như vậy, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc tại công ty mà chưa nghỉ hết ngày phép năm thì công ty không bắt buộc phải thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ hết này cho họ.

Việc có quy đổi những ngày phép năm chưa nghỉ hết thành tiền lương hay không sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa công ty và người lao động hay tùy vào từng quy chế, quy định riêng của mỗi công ty. Có công ty sẽ quy định mỗi ngày phép năm sẽ được trả bằng 01 ngày lương hoặc 02 ngày lương. Có công ty sẽ không thanh toán tiền cho những ngày phép năm chưa nghỉ hết này.

Do đó, để biết được trường hợp của bạn có được quy đổi những ngày phép năm chưa nghỉ hết thành tiền lương hay không thì bạn cần phải đối chiếu với các quy định cụ thể của công ty trong nội quy, quy chế hay hợp đồng lao động,…

Phép năm có được cộng dồn không?
Phép năm có được cộng dồn không?

Thời gian nào được dùng để tính số ngày phép năm của người lao động?


Đối với mỗi trường hợp khác nhau sẽ có những căn cứ tính phép năm khác nhau. Có 10 khoảng thời gian làm căn cứ tính phép năm của người lao động. Khoảng thời gian này có bao gồm cả thời gian thử việc, học nghề. Căn cứ theo Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động gồm những khoảng thời gian sau:

(1) Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

(2) Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

(3) Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.

(4) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.

(5) Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

(6) Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.

(7) Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

(8) Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.

(9) Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

(10) Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Phép năm có được cộng dồn chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Phép năm có được cộng dồn không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như tư vấn pháp lý về chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Người lao động có bao nhiêu ngày phép năm?

Ngày nghỉ hằng năm (thường gọi là “ngày phép năm”) là ngày mà người lao động được nghỉ việc, hưởng nguyên lương theo thỏa thuận hoặc theo sự bố trí của người sử dụng lao động.
Hiện nay, số ngày phép năm của người lao động làm việc từ đủ 12 tháng cho người lao động được quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:
– Người làm công việc trong điều kiện bình thường: 12 ngày làm việc
– Người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 14 ngày làm việc
– Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 16 ngày làm việc
– Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Chưa nghỉ hết phép năm thì được giải quyết thế nào?

Tùy theo từng trường hợp mà ngày phép năm của người lao động sẽ được giải quyết theo những cách khác nhau, cụ thể:
(1) Trường hợp người sử dụng lao động cho phép người lao động được tự bố trí ngày nghỉ phép năm:
Trong trường hợp này, người lao động nếu không nghỉ hết phép năm thì sẽ bị mất ngày phép và không được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Do đó, người lao động cần tận dụng tối đa số ngày phép năm mà mình được hưởng trước khi hết năm.
(2) Trường hợp người sử dụng lao động bố trí ngày phép năm cho người lao động:
– Nếu người sử dụng lao động bố trí ĐỦ số ngày nghỉ phép năm cho người lao động, thì người lao động nghỉ phép năm theo lịch đã được bố trí. 
– Nếu người sử dụng lao động bố trí KHÔNG ĐỦ số ngày phép năm, thì những ngày nghỉ hằng năm mà người sử dụng lao động bố trí KHÔNG ĐỦ, sẽ phải trả cho người lao động ít nhất 300% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ hằng năm. 

Vi phạm quy định về nghỉ phép năm, doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?

Hiện nay, người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết theo quy định tại khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019.
Tuy nhiên trên thực tế, để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong việc nghỉ phép, lịch nghỉ phép năm thường được linh động theo nhu cầu của người lao động làm việc tại doanh nghiệp.
Do đó, nếu doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết thì sẽ bị phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng theo khoản 2 Điều 18 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm thì tùy theo số lượng người lao động bị vi phạm mà mức phạt tiền có thể lên đến 100 triệu đồng theo khoản 2 Điều 17 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.