Phép năm là một trong những kỳ nghỉ phép dài nhất của người lao động. Đây là quyền lợi của người lao động và khi người lao động không nghỉ hết phép năm có thể được chuyển sang thanh toán các ngày làm việc thuộc kỳ nghỉ phép này. Điều này là để đảm bảo quyền lợi của người lao động sẽ được tôn trọng và thực hiện. Điều này đặt ra thắc mắc đối với nhiều người rằng khi không nghỉ hết phép năm thì người lao động có thể thực hiện bảo lưu kì nghỉ phép này không? Để giải đáp thắc mắc này mời các bạn đón đọc bài viết “Phép năm có được bảo lưu không?” dưới đây của Luật sư 247.
Căn cứ pháp lý
Quy định về nghỉ phép năm
Phép năm sẽ được tính khác nhau đối với mỗi người dựa vào thời gian làm việc trong 1 năm. Nếu người lao động làm việc chưa đủ 1 năm thì phép năm vẫn được tính. Nhưng thời gian nghỉ phép năm sẽ khác so với những người làm việc đủ thời gian. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Đối với những người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Điều 66 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định về cách tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động bằng cách lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
Cách tính chính xác còn phụ thuộc vào nội quy lao động của từng doanh nghiệp, tuy nhiên, thông thường, theo đúng cách hiểu thì trong 1 năm làm việc, chỉ khi hết tháng làm việc thì người lao động mới được hưởng ngày nghỉ phép của tháng đó.
Nghĩa là đối với ngày phép của tháng 1, người lao động sẽ chỉ có quyền hưởng được hưởng ngày phép đó khi bước sang ngày đầu tiên của tháng 2. Theo đó, nếu tính theo đúng quy định thì trong tháng 1, người lao động ở nhiều doanh nghiệp sẽ không có quyền nghỉ phép.
Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 66 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
Ví dụ, đối với người lao động có 22 ngày công trong tháng thì khi đã qua 11 ngày công bao gồm ngày nghỉ có hưởng lương (nếu có) thì khi đó, người lao động đã có quyền nghỉ phép tháng đó.
Tuy nhiên, việc nghỉ phép vốn là một cơ chế đặc thù. Dù có quyền nghỉ nhưng người lao động sẽ không được quyền nghỉ nếu như người sử dụng lao động không cho phép vì lí do hợp lí như công ty đang trong thời kì căng thẳng, cần nhân lực.
Thêm vào đó, dù nghỉ phép nhưng người lao động ở vài vị trí đặc thù vẫn sẽ phải đảm bảo công việc được hoàn thành, túc trực, sẵn sàng trả lời yêu cầu của công ty khi cần thiết. Tại Việt Nam, ít có trường hợp nào mà nghỉ phép là ‘nghỉ’ hẳn, không còn vướng bận gì với công việc.
Ngược lại, trong trường hợp người lao động có quyền nghỉ 4 ngày phép tính đến hết tháng 4 nhưng họ lại muốn nghỉ 10 ngày vì việc riêng, họ hoàn toàn có thể xin phép người sử dụng lao động tạo điều kiện cho họ được nghỉ trước những ngày phép đó.
Theo đó, cơ chế nghỉ phép và việc nghỉ phép năm thực tế của người lao động sẽ phụ thuộc nhiều vào nội quy lao động hơn là bộ luật lao động, cùng với tình trạng thực tế của người lao động và người sử dụng lao động tại thời điểm xin nghỉ phép.
Phép năm có được bảo lưu không?
Đối với cơ chế bảo lưu ngày phép sang năm sau thì hiện nay, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đều cho phép người lao động bảo lưu ngày nghỉ đến tháng 3 năm sau. Theo đó, đối với người lao động có 12 ngày phép thì đến đỉnh điểm của tháng 3 năm sau, họ sẽ có 12 ngày phép cùng với 3 ngày phép của 3 tháng đầu tương đương 15 ngày phép để nghỉ. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tạo điều kiện nghỉ phép trước nên đỉnh điểm, người lao động thậm chí có thể nghỉ 24 ngày phép trong khoảng thời gian này. Thậm chí hơn nếu thỏa thuận, cam kết được với công ty theo điều khoản nào đó.
Dẫu vậy, cần lưu ý rằng việc nghỉ phép quá nhiều khó có thể được áp dụng cho bất kì người lao động nào, bất kể vị trí cao hay thấp tại công ty.
Vị trí cao đồng nghĩa với lượng công việc và trách nhiệm đối với doanh nghiệp càng cao, qua đó họ sẽ khó được nghỉ nhiều và sẽ phải luôn luôn túc trực khi công ty cần. Vị trí thấp không có trách nhiệm lớn nhưng cũng vì vị trí thấp mà người lao động sẽ ít có trọng lượng đối với doanh nghiệp để thương lượng cho việc nghỉ nhiều như vậy.
Việc nghỉ phép nhiều ngày này có thể cấu thành nghỉ gộp, được quy định rõ ràng trong Bộ luật Lao động.
Cụ thể, Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định rằng người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Như đã phân tích ở trên, việc nghỉ gộp rất khó được áp dụng trong thực tế. Ngoài ra, dù đã quy định là tối đa 3 năm 1 lần nhưng nếu người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động, họ có thể có nhiều lần nghỉ gộp trong cùng khoảng thời gian.
Qua đó, sau 1 năm hoặc 3 năm làm việc, họ có thể xin nghỉ gộp 12 ngày hoặc 36 ngày 1 lần, hoặc nghỉ gộp 1 con số nào đó tương ứng với số ngày phép còn dư lại hoặc ứng trước của họ.
Việc này dù có phần ngược với quy định của luật (quy định về nghỉ gộp cũng không hoàn toàn rõ ràng, có nhiều cách diễn giải khác nhau) nhưng do bản chất của vụ việc là có lợi cho người lao động và phần nào bất lợi cho người sử dụng lao động, tùy thuộc vào định hướng quản lí, kinh doanh của người sử dụng lao động nên việc thỏa thuận đôi bên đều có lợi hoặc phần lợi nhiều hơn cho người lao động luôn luôn được khuyến khích.
Bởi lẽ bản chất của Bộ luật Lao động chính là để bảo vệ quyền lợi của người lao động – bên luôn là phía yếu thế hơn trong quan hệ lao động so với người sử dụng lao động.
Vấn đề trả lương cho những ngày phép không dùng hết
Theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Quy định này thay đổi đáng kể cơ chế trả lương cho những ngày phép không dùng hết. Bởi lẽ Bộ luật Lao động 2012 quy định rằng người lao động sẽ được thanh toán tiền lương đối với ngày phép theo 2 trường hợp trên hoặc vì các lí do khác mà chưa sử dụng hết số ngày phép.
Trường hợp vì các lí do mà chưa sử dụng hết số ngày phép đã được xóa đi trong Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, hiện nay, chỉ trong trường hợp người lao động bị thôi việc, mất việc làm thì người lao động mới được thanh toán tiền lương cho số ngày phép còn lại.
Nếu người lao động vẫn làm việc bình thường tại doanh nghiệp thì khi hết năm tính số ngày phép vào tháng 12 hoặc tháng 3 thì họ cũng sẽ không được thanh toán số ngày phép còn dư.
Quy định này được tạo ra để người lao động bảo toàn sức khỏe của bản thân, không cố gắng làm việc, bất chấp tình trạng sức khỏe để được thanh toán phép cuối năm.
Ngoài ra, như đã nhắc đến ở trên, Bộ luật Lao động 2019 chỉ được tạo ra để bảo hộ quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động, đặc biệt là nhóm người lao động. Qua đó, nếu người sử dụng lao động vẫn muốn thanh toán tiền lương cho những ngày phép không sử dụng thì hoàn toàn hợp pháp, được khuyến khích áp dụng.
Mời bạn xem thêm
- Những trường hợp không được trả lương người lao động là gì?
- Quy định về chế độ trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng
- Nghỉ phép tang có được tính lương không?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Phép năm có được bảo lưu không chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Phép năm có được bảo lưu không?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo về chuyển đất ao sang thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, lao động phải thực hiện nghỉ phép trong năm và không được đẩy ngày nghỉ phép chưa dùng hết sang năm sau. Tuy nhiên, theo Bộ Luật Lao động năm 2019, lao động có thể đề xuất, thương thảo, thỏa thuận với người sử dụng lao động để xin nghỉ phép gộp 2 đến 3 năm 1 lần trong trường hợp không nghỉ hết số ngày phép theo quy định.
Điều 113, Luật Lao động 2019 có quy định cụ thể về nội dung này như sau: “…Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần…”
Về số ngày nghỉ phép trong năm, Luật Lao động năm 2019 đã quy định cụ thể, nếu người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động theo các mức khác nhau.
Theo đó, người lao động được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Cụ thể, điều 113 Luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021 quy định 2 trường hợp được thanh toán tiền cho lao động chưa nghỉ hết phép: “Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ phép hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ…”.
Như vậy tức là chỉ có lao động bị mất việc, thôi việc chưa nghỉ phép hoặc nghỉ phép chưa đủ thì mới được thanh toán tiền nghỉ phép. Trước đây, nếu lao động chưa nghỉ phép hoặc nghỉ chưa hết nhưng vì các lý do khác (ngoài mất việc, thôi việc) thì vẫn được hưởng tiền lương.
Điều này đồng nghĩa với việc xóa bỏ chính sách bù tiền lương cho lao động đang đi làm mà chưa nghỉ phép.