Lương cơ sở theo quy định của pháp luật?

09/12/2021
Lương cơ sở theo quy định của pháp luật?
807
Views

Chắc hẳn mọi người nghe rất nhiều về cụm từ “lương cơ sở” nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này. Vấn đề lương cơ sở rất quan trọng; được mọi người rất quan tâm vì rất nhiều loại trợ cấp; phụ cấp như phụ cấp độc hại;… hay lương của cán bộ công chức viên chức được tính dựa trên mức lương cơ sở x với hệ số. Vậy lương cơ sở là gì? Mức lương cơ sở 2021 là bao nhiêu? Nói chung lương cơ sở theo quy định của pháp luật là như thế nào?

Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Lương cơ sở theo quy định của pháp luật?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Nghị định 72/2018/NĐ-CP

Nghị quyết số 27-NQ/TW 

Nội dung tư vấn

Lương cơ sở theo quy định được hiểu như thế nào

Theo quy định tại khoản 1; Điều 3 của Nghị định 72/2018/NĐ-CP; lương cơ sở được hiểu là 1 khoản tiền lương cơ bản; tối thiểu; là mức căn cứ để:

  • Tính toàn bộ các khoản liên quan đến lương và phụ cấp trong bảng lương; áp dụng với những đối tượng theo quy định của Nghị định.
  • Tính toán các loại chi phí phát sinh để phục vụ cho các hoạt động; sinh hoạt.
  • Tính các khoản trích nộp của doanh nghiệp để chi trả hoặc thực hiện nghĩa vụ; tính các chế độ của người lao động được hưởng khi làm việc tại doanh nghiệp.

Lương cơ sở theo quy định

Nghị quyết 27 khẳng định sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay; xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Đồng thời; theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cải cách tiền lương không chỉ thông qua việc tăng lương cơ sở trong năm 2020 mà theo lộ trình; đến năm 2021 sẽ xây dựng 5 bảng lương mới theo chức vụ, vị trí việc làm; bãi bỏ hàng loạt phụ cấp và khoản chi ngoài lương.

Tuy nhiên; trong quá trình diễn ra Hội nghị Trung ương 13; Ban Chấp hành Trung ương Đảng tán thành với kiến nghị của Ban cán sự Đảng Chính phủ về thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới kể từ ngày 01/7/2022; thay vì vào năm 2021 như tinh thần của Nghị quyết 27.

Theo đó; những chính sách cải cách tiền lương sẽ chưa được áp dụng từ năm 2021 mà lùi đến 01/7/2022. Đồng nghĩa; lương cơ sở trong năm 2021 sẽ chưa bị bãi bỏ.

Việc tính lương của cán bộ, công chức, viên chức vẫn thực hiện theo công thức: Lương = hệ số x mức lương cơ sở

Như vậy; trong năm 2020, tiếp tục điều chỉnh tăng lương cơ sở; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề để tiến tới rút ngắn khoảng cách giữa lương của cán bộ; công chức, viên chức và người lao động trong doanh nghiệp; đảm bảo thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.

Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19, tình hình kinh tế; xã hội nước ta bị ảnh hưởng tiêu cực. Bởi vậy; để chia sẻ khó khăn này, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết số 122/2020/QH14 đồng ý chưa tăng lương cơ sở cho cán bộ; công chức, viên chức từ ngày 01/7/2020.

Mức lương cơ sở trong năm 2020 vẫn đang áp dụng là 1.490.000 đồng theo quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP.

Mức lương cơ sở theo quy định 2021 là bao nhiêu

Có thể thấy; trong vài năm gần đây; mức lương cơ sở liên tục tăng vào ngày 01/7 hàng năm. Từ đó; lương, phụ cấp cán bộ, công chức, viên chức cũng được điều chỉnh tăng theo; cụ thể:

  • Từ ngày 01/7/2018: Mức lương cơ sở tăng lên 1,39 triệu đồng/tháng (theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP);
  • Từ ngày 01/7/2019: Mức lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết 70/2018/QH14 ).
  • Từ ngày 01/7/2020, tại Nghị quyết số 86/2019/QH14, Quốc hội cũng đã dự kiến tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên; bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tăng lương cơ sở và cải cách tiền lương cũng bị hoãn.

Đồng thời, tại Nghị quyết 122; Quốc hội cũng khẳng định: Căn cứ tình hình thực tế; báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở; một trong những nội dung đáng chú ý nhất là không tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2021.

Do đó; lương cơ sở năm 2021 vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng như hiện nay. Như vậy; lương, phụ cấp theo lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng được giữ nguyên.

Tiền lương theo quy định

Khái niệm tiền lương

Tại Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định như sau:

  1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động; theo thỏa thuận để thực hiện công việc; bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh; phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
  2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
  3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng; không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Như vậy; có thể thấy theo quy định trên; thì tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc; bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh; phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động sẽ được trả theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu được hiểu là mức lương thấp nhất; được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất; trong điều kiện lao động bình thường; nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. 

Như vậy; ngoài vấn đề lương cơ sở theo quy định thì 1 vấn đề liên quan mà rất được quan tâm là vấn đề tiền lương theo quy định của pháp luật. Vậy nguyên tắc trả lương được quy định như nào? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.

Nguyên tắc trả tiền lương

Tại Điều 94 Bộ luật lao động có quy định:

  1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp; đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp; thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
  2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa; sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Người lao động được trả lương trực tiếp; đầy đủ và đúng thời hạn.Trường hợp đặc biệt do thiên tai; hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục; nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; thì không được trả chậm quá 30 ngày. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động; do trả lương chậm được quy định như sau: Nếu thời gian người sử dụng lao động trả lương chậm dưới 15 ngày; thì không phải trả thêm cho người lao động. 

Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên; thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng; do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; lương cơ sở theo quy định có thể hiểu là mức lương cơ bản; tối thiểu là căn cứ để tính tiền lương và nhiều loại trợ cấp phụ cấp khác theo quy định, Và hiện tại năm 2021 mức lương cơ sở vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Khi nào công ty được trừ lương nhân viên?

Căn cứ quy định tại Điều 102 Bộ luật lao động 2019; công ty được trừ lương nhân viên ; để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ; thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; theo quy định tại Điều 129 của luật này.

Trách nhiệm vật chất là gì?

Theo Điểm h Khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm vật chất: quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản; do làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá định mức; mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức độ thiệt hại; người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại.

Vì lý do bất khả kháng mà chậm trả lương thì sao?

Nếu trong trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể nào mà trả lương đúng thời hạn được cho người lao động; thì thời gian không được chậm quá 30 ngày.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời