Phụ cấp độc hại là gì? Mức phụ cấp độc hại của ngành nghề hiện nay

08/12/2021
Phụ cấp độc hại là gì? Mức phụ cấp độc hại của ngành nghề hiện nay
810
Views

Khi làm việc ở môi trường độc hại, nguy hiểm người lao động có quyền hưởng thêm khoản phụ cấp ngoài mức lương cứng. Những trợ cấp này do hai bên thỏa thuận trên căn cứ quy định của pháp luật. Vậy có phải tất cả ngành nghề đều có phụ cấp độc hại? Mức phụ cấp tính như thế nào?

Câu hỏi khách hàng: Xin chào luật sư. Tôi muốn hỏi hiện nay tôi là công nhân làm việc nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Hằng ngày tiếp xúc các chất hóa học sản xuất có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy tôi có nhận được thêm khoản trợ cấp độc hại không? Nếu được trợ cấp này khoảng bao nhiêu tiền? Chân thành cảm ơn luật sư đã tư vấn giải đáp câu hỏi.

Vấn đề trợ cấp độc hại, nguy hiểm chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc bởi vậy Luật sư 247 xin giải đáp qua bài viết này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Phụ cấp độc hại có phải khoản tiền bắt buộc không? Ai được hưởng khoản trợ cấp này? Trường hợp đủ điều kiện hưởng tuy nhiên công ty không chi trả có vi phạm pháp luật không? Những nội dung xoay quanh chi trả khoản trợ cấp dành cho công việc độc hại, nguy hiểm được phân tích cụ thể bài viết này.

Phụ cấp độc hại là gì?

Phụ cấp là khoản tiền người sử dụng lao động chi trả thêm cho người lao động ngoài phần tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Phụ cấp độc hại được biết đến là khoản tiền dành chi trả cho lao động thực hiện công việc có tính chất độc hại có phần ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể công việc này được quy định trong danh mục Bộ lao động thương binh xã hội nghiên cứu cùng các ban ngành liên quan công bố danh sách.

Khoản phụ cấp này mục đích bù đắp phần nào tổn thất cho người lao động. Những tổn thất về sức khỏe, tinh thần khi làm công việc có tính đặc thù riêng. Loại trợ cấp này nằm trong những quyền của người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm.

Phụ cấp độc hại quy định ở đâu?

Căn cứ vào ngành nghề, công việc thì quy định mức tương ứng khoản trợ cấp. Ví dụ với ngành nhà giáo các khoản phụ cấp theo Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức quy định về chế độ phụ cấp tại Thông tư 07/2005/TT-BNV. Đối tượng là người lao động căn cứ theo Điều 103 Bộ luật lao động 2019:

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Phụ cấp độc hại nguy hiểm sẽ được người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận và ghi nhận qua các điều khoản cụ thể trong hợp đồng lao động. Theo quy định Bộ luật lao động trong hợp đồng cần ghi rõ điều khoản tiền lương và phụ cấp liên quan. Quý khách hàng có thể tham khảo thêm về mẫu hợp đồng lao động của chúng tôi.

Mức phụ cấp độc hại 2021 là bao nhiêu

Cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại căn cứ vào vị trí, ngành làm việc thuộc mức độ độc hại tiếp xúc. Chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Thông tư 07/2005/TT-BNV . Đối với cán bộ, công chức, viên chức chia thành 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4. Hệ số tính căn cứ theo mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng. Như vậy tương ứng với 4 mức hàng tháng nhận được khoản tiền trợ cấp là: 149.000 đồng/tháng; 298.000 đồng/tháng; 447.000 đồng/tháng; 596.000 đồng/tháng.

Danh mục quy định các ngành nghề thuộc đối tượng hưởng khoản phụ cấp độc hại quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH. Một số ngành nghề thường gặp như:

  • Lĩnh vực khai thác khoáng sản: Khai thác hầm mỏ; đội cứu viện hầm mỏ; thủ kho mìn;…
  • Lĩnh vực cơ khí, luyện kim: Vận hành lò khí hóa than; hàn điện hầm tàu; nấu các hợp kim;…
  • Luyện hóa chất: Sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật; hàn chì trong công nghệ sản xuất hóa chất;…
  • Lĩnh vực vận tải: Lái xe tải chuyên dụng cỡ lớn; thợ máy tàu; lái đầu máy xe lửa;…
  • Lĩnh vực bưu chính viễn thông: Nhân viên thu gom; giao thông viên vùng cao; lắp đặt sửa chữa thiết bị trên cao;

Phụ cấp độc hại bằng hiện vật được không?

Trên thực tế, một số công ty đưa cho người lao động sản phẩm đồ dùng được xem là bồi dưỡng bằng hiện vật. Căn cứ theo Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Căn cứ xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể dựa trên điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định kèm theo thông tư này.

Nguyên tắc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật quy định khoản 3 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH:

  • Thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh.
  • Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương thay cho hiện vật bồi dưỡng.
  • Trường hợp không thể tổ chức thì cấp hiện vật cho người lao động tự bồi dưỡng

Thông tin liên hệ

Trên đây là phân tích về Trợ cấp độc hại là gì? Mức trợ cấp độc hại của ngành nghề năm 2021. Hy vọng cung cấp thông tin bạn đọc quan tâm.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Công việc không có trong danh mục độc hại nguy hiểm theo Thông tư có được phụ cấp không?

Đối với công việc nằm trong danh mục kèm theo tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH là ngành nghề độc hại nguy hiểm. Trường hợp làm công việc này người sử dụng bắt buộc phải trả khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó trong trường hợp làm công việc khác người sử dụng nhận thấy vất vả, nguy hiểm tính chất công việc có thể trả trợ cấp theo thỏa thuận các bên điều này pháp luật không cấm.

Thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp nhưng công ty không chi trả phải làm sao?

Trường hợp người lao động, công chức, viên chức làm việc độc hại nguy hiểm mà không được hưởng phụ cấp thì có thể đề nghị lên cấp trên. Ban có thể viết thư khiếu nại tới người quản lý hoặc gửi đến Phòng Lao động thương binh và xã hội tại gần nơi công tác. Sau khi xem xét đủ điều kiện sẽ nhận được chi trả đúng theo quy định pháp luật.

Làm sao biết công việc của mình có độc hại, nguy hiểm không?

Căn cứ nội dung công việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động và những công việc phân công thực tế. Đối chiếu những công việc bạn làm với danh mục ngành nghề độc hại nguy hiểm ban hành kèm theo trong Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH. Mỗi người nên kiểm tra lại nội dung hợp đồng để nắm rõ phạm vi công việc được giao và chế độ

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời