Luật tổ chức Chính phủ có hiệu lực từ bao giờ?

14/04/2022
Luật tổ chức Chính phủ mới nhất
476
Views

Luật Tổ chức Chính phủ là văn bản pháp luật bao gồm tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành nhằm quy định vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ, làm cơ sở cho việc tổ chức và xây dựng cho các cơ quan này. Vậy Luật Tổ chức Chính phủ quy định cụ thể như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật tổ chức Chính phủ

Khái niệm Luật Tổ chức Chính phủ

Luật Tổ chức Chính phủ là văn bản pháp luật bao gồm tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành nhằm quy định vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ, làm cơ sở cho việc tổ chức và xây dựng cho các cơ quan này.

Lịch sử phát triển của Luật Tổ chức Chính phủ

Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ lần đầu tiên được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Khoá II, kì họp thứ nhất thông qua ngày 14.7.1960, Văn bản này đã thể chế hoá các quy định về Hội đồng Chính phủ trong Hiến pháp năm 1959 như thành phần, cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Chính phủ và các thành viên của Hôi đồng Chính phủ.

Khi đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội thì Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ năm 1960 được sửa đổi, thay thế bằng Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng năm 1981 cho phù hợp với Hiến pháp năm 1980, đáp ứng tình hình thực tế lúc bấy giờ. Luật này quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Bộ trưởng, các thành viên Hội đồng Bộ trưởng và các cơ quan trực thuộc. Đến năm 1992, Luật này được tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới.

Theo Luật tổ chức Chính phủ năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng lại được đổi lại tên gọi là Chính phủ với cơ cấu của Chính phủ bao gồm các bộ và các cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết định. Thành phần của Chính phủ gồm có: Thủ tướng Chính phủ; các Phó Thủ tướng; các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ. Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uÿ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chính phủ tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Trước yêu cầu của công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 đã được thay thế bởi Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 trên cơ sở kế thừa các Luật năm 1960, 1981, 1992,2001.

3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ

  • Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
  • Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
  • Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.
  • Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
  • Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Luật tổ chức Chính phủ có hiệu lực từ bao giờ?

Luật tổ chức chính phủ 2015

Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 số 76/2015/QH13

Thuộc tính văn bản:

Số hiệu:76/2015/QH13Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:19/06/2015Ngày hiệu lực:01/01/2016
Ngày công báo:27/07/2015Số công báo:Từ số 865 đến số 866
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tóm tắt văn bản

Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 với nhiều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; Chế độ làm việc của Chính phủ được ban hành ngày 19/06/2015.

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chế độ làm việc của Chính phủ và từng thành viên của Chính phủ được thực hiện kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể Chính phủ với quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân Thủ tướng Chính phủ và cá nhân từng thành viên Chính phủ.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa thành viên của Chính phủ biểu quyết tán thành.
Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.
Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Luật tổ chức chính phủ 2015 sửa đổi 2019

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 22/11/2019; Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 10/2019/L-CTN ngày 03/12/2019; Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2020.

  1. Sự cần thiết của xây dựng luật

Căn cứ Hiến pháp năm 2013, ngày 19/6/2015 Quốc hội đã ban hành Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Hai Luật này đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp và các chủ trương, định hướng của Đảng về Chính phủ và chính quyền địa phương, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho tổ chức, hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương các cấp.

Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ với chính quyền địa phương đã được đẩy mạnh, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phát huy sự chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền của chính quyền địa phương các cấp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của hệ thống hành chính từ Trung ương đến cơ sở.

Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện, bên cạnh các kết quả đã đạt được, một số quy định hiện hành của 2 Luật cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, như:

* Đối với Luật Tổ chức Chính phủ:

  • Việc giao Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện làm giảm tính chủ động của địa phương trong việc tổ chức và thành lập các cơ quan chuyên môn phù hợp với điều kiện, đặc điểm, đặc thù ở mỗi địa phương.
  • Nội dung quy định thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang Bộ trong việc bổ nhiệm, biệt phái, điều động, luân chuyển, kỷ luật, cho từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ, công chức tại Luật Tổ chức Chính phủ chưa phù hợp với một số các quy định của Đảng và của pháp luật về cán bộ, công chức hiện nay.
  • Thẩm quyền của Chính phủ theo quy định hiện hành vẫn còn bị hạn chế trong việc quyết định thí điểm thành lập các tổ chức thuộc cơ cấu bên trong của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ cấu bên trong của UBND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND, đơn vị sự nghiệp công lập, làm cơ sở để thử nghiệm các mô hình quản lý mới, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức, nhằm phục vụ Nhân dân ngày một tốt hơn.

* Đối với Luật Tổ chức chính quyền địa phương:

  • Một số quy định của Luật về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền chưa được quy định rõ, nhất là chủ thể thực hiện ủy quyền, gây khó khăn trong việc áp dụng và hạn chế hoạt động của chính quyền địa phương các cấp. Luật chưa có quy định để tạo cơ sở cho các luật chuyên ngành quy định cụ thể các nhiệm vụ, quyền hạn không được phân cấp, ủy quyền nhằm tránh việc phân cấp, ủy quyền tràn lan, làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương.
  • Việc tăng số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện chưa phù hợp với tình hình tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương; việc quy định số lượng Phó Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện hoạt động chuyên trách đã làm tăng biên chế của chính quyền địa phương trong bối cảnh cả nước thực hiện Nghị quyết của Trung ương về tinh giản biên chế.
  • Ở cấp xã, việc thực hiện quy định của Luật về số lượng Phó Chủ tịch UBND theo phân loại hành chính cơ bản phù hợp với cấp tỉnh, cấp huyện, song đã làm giảm đáng kể số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp xã loại 2, loại 3 chỉ còn 01 Phó Chủ tịch, gây khó khăn trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã.
  • Luật chưa quy định mang tính nguyên tắc làm cơ sở cho các Luật chuyên ngành quy định một số nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND các cấp trong việc giải quyết một số vấn đề cụ thể ở địa phương thuộc lĩnh vực chuyên ngành.
  • Thường trực HĐND cấp xã được Luật quy định chỉ gồm 02 người là Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND trong khi HĐND cấp xã đã được thành lập 2 Ban của HĐND là chưa phù hợp, gây khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của Thường trực HĐND cấp xã.
  • Luật không quy định thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cấp xã là chưa phù hợp.Thực tế cho thấy, UBND cấp xã vẫn phải đề ra kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm trên địa bàn trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên và nghị quyết của cấp ủy đảng cùng cấp. Vì vậy, nhiều địa phương vẫn đề nghị bổ sung quy định thẩm quyền của UBND cấp xã xây dựng trình HĐND cấp xã thông qua để trình UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cấp xã trước khi triển khai thực hiện.
  • Quy định của Luật về cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã ở hải đảo như các đơn vị hành chính trong đất liền là chưa phù hợp với các đặc thù, đặc điểm khác biệt của các đơn vị hành chính ở hải đảo.

Văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã định hướng các nhiệm vụ, giải pháp để sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể:

Một là, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác giữa các Bộ, ngành, các tổ chức trực thuộc các Bộ, ngành, địa phương và cơ cấu tổ chức của các cấp chính quyền địa phương; khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ theo hướng một tổ chức có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chính.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh phân quyền, phân cấp mạnh mẽ, hợp lý giữa Chính phủ với các Bộ, ngành; giữa Chính phủ, các Bộ, ngành với chính quyền địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương để tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực. Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa Chính phủ với các Bộ, ngành; giữa Chính phủ, các Bộ, ngành với chính quyền địa phương cấp tỉnh và giữa các cấp chính quyền địa phương.

Ba là, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức và các đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương để kịp thời khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý. Thực hiện thí điểm một số mô hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần làm rõ về lý luận và thực tiễn.

Bốn là, nghiên cứu giảm hợp lý số lượng đại biểu HĐND các cấp và giảm đại biểu HĐND công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước; giảm số lượng Phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp xã loại II phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để thực hiện từ nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Năm là, quy định khung số lượng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và khung số lượng cấp phó của các cơ quan này.

Từ những lý do trên việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương là hết sức cần thiết.

2. Bố cục của Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phường

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương gồm 04 điều; sửa đổi, bổ sung 05 điều của Luật tổ chức Chính phủ và 38 điều của Luật tổ chức chính quyền địa phương, trong đó: Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ; Điều 2 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính quyền địa phương; Điều 3 quy định về điều khoản thi hành và Điều 4 quy định về điều khoản chuyển tiếp.

Luật tổ chức chính phủ và luật tổ chức chính quyền địa phương

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 22/11/2019; Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 10/2019/L-CTN ngày 03/12/2019; Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2020.

Số, ký hiệu47/2019/QH14
Ngày ban hành22-11-2019
Ngày có hiệu lực01-07-2020
Loại văn bảnLuật
Cơ quan ban hànhQuốc hội
Người kýNguyễn Thị Kim Ngân
Trích yếuLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Văn bản Luật số 47/2019/QH14 của Quốc hội : Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Luật tổ chức Chính phủ “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác minh tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hội đồng nhân dân giữ vị trí, vai trò như thế nào ở địa phương? 

Theo quy định tại điều 113 Hiến pháp năm 2013 và  Khoản 1 Điều 6 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. 
Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong. Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quyền miễn trừ đối với đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

theo quy định tại Điều 100 Luật tổ chức chính quyền địa phương
Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Hội đồng nhân dân, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Hội đồng nhân dân nếu không có sự đồng ý của Hội đồng nhân dân hoặc trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp, không có sự đồng ý của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.

5/5 - (8 bình chọn)

Comments are closed.