Luật Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

11/03/2022
Luật Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
2319
Views

Hiến pháp được coi là đạo luật quốc gia, là nền tảng để xây dựng các văn bản pháp luật khác. Dẫu vậy, không phải ai cũng biết vị trí của Luật Hiến pháp. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết về Luật Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

Luật hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật quốc gia?

Hiến pháp là hệ thống những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập thủ tục, quyền hạn, trách nhiệm của một chính quyền nhưng đảm bảo các quyền nhất định của nhân dân.

Ở các nước trên thế giới, Hiến pháp được coi là đạo luật gốc của quốc gia, là nền tảng để xây dựng các đạo luật thông thường khác. Chính vì vậy, các đạo luật khác không được trái với Hiến pháp.

Khi Hiến pháp được sửa đổi, bổ sung, các quy định trái hoặc thiếu so với nội dung của Hiến pháp thì phải được sửa đổi, bổ sung theo. Điều này tạo ra tính thống nhất cho hệ thống pháp luật của một quốc gia.

Vị trí của Hiến pháp trong pháp luật Việt Nam

Trong pháp luật Việt Nam, Hiến pháp là một văn bản pháp luật đặc biệt quan trọng, tác động sâu sắc đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, đời sống kinh tế xá hội. Hiến pháp do Quốc hội ban hành.

Theo Điều 119 Luật Hiến pháp 2013 quy định:

“Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”

Như vậy, vị trí của Hiến pháp trong pháp luật Việt Nam thể hiện ở hai điểm là luật cơ bản và luật có hiệu lực tối cao.

Hiến pháp có vị trí là luật cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thứ nhất, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện tư tưởng của giai cấp lãnh đạo ở từng giai đoạn phát triển. Hiến pháp là phương diện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng dưới những quy phạm pháp luật.

Thứ hai, trong khi các luật khác điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực cụ thể ví dụ như Luật hôn nhân gia đình điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, gia đình; Luật Đất đai điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai,… thì Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh bao quát toàn bộ các lĩnh vực của xã hội.

Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Một là, các quy định của Hiến pháp là nguồn, là nền tảng cho các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Các quy định của Hiến pháp mang tính tuyên ngôn, cương lĩnh.

Hai là, các văn bản pháp luật khác không được mâu thuẫn, trái với Hiến pháp. Mọi văn bản pháp luật có nội dung trái với Hiến pháp đều phải bị bãi bỏ.

Ba là, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với Hiến pháp. Khi có mâu thuẫn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được phê chuẩn, ký kết,…

Bốn là, tất cả cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng theo quy định của Hiến pháp, làm tròn nghĩa vụ mà Hiến pháp quy định. Mọi hành vi vượt quá thẩm quyền Hiến pháp quy định đều là vi hiến.

Năm là, tất cả công dân Việt Nam được hưởng quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp thừa nhận.

Sáu là, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành các văn bản pháp luật mà Hiến pháp quy định để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp. Quốc hội, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan nhà nước khác và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ và thực hiện đúng theo quy định của Hiến pháp.

Bảy là, vì vai trò của Hiến pháp đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc gia cho nên việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo một trình tự đặc biệt. Chủ trương xây dựng Hiến pháp thường được biểu thị bằng một nghị quyết của Quốc hội; dự thảo Hiến pháp được lấy ý kiến rộng rãi, việc thông qua Hiến pháp được tiến hành tại một kỳ họp đặc biệt của Quốc hội và cần một tỷ lệ đồng ý đặc biệt để thông qua; việc sửa đổi Hiến pháp phải được thực hiện theo trình tự được quy định tại Hiến pháp; quá trình xây dựng, sửa đổi được chỉ đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Luật Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, xin cấp phép bay flycam …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tính thời điểm hiện tại, Việt Nam có bao nhiêu bản Hiến pháp?

Theo dòng lịch sử lập hiến của nước ta, kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013.

Tại sao phải thay đổi Hiến pháp?

Cuộc sống luôn thay đổi, Hiến pháp được ban hành chỉ dự liệu được một số vấn đề trong tương lai chứ không bao quát hết. Cho nên, khi những quy định của Hiến pháp không còn phù hợp với thực tiễn thì phải bắt buộc thay đổi để phù hợp hơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.