Vị trí pháp lý của chính phủ theo hiến pháp hiện nay

20/01/2022
902
Views

Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước ta. Vậy cụ thể vị trí pháp lý của Chính phủ là gì? Pháp luật đã có những quy định như thế nào để đảm bảo quyền hạn, vị trí của chủ thể này. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.

Cơ sở pháp lý

Hiến pháp 2013

Luật tổ chức chính phủ

Vị trí pháp lý của Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước.

Vị trí tính chất pháp lý của Chính phủ

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ. các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do TTg Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.

Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Vị trí pháp lý của chính phủ theo hiến pháp 2013

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ. chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao.  Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ. và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.

Nhiệm kỳ của chính phủ được quy định như thế nào?

Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;

2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;

Trách nhiệm của Chính phủ

1. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ. quyền hạn của mình về kết quả, hiệu lực, hiệu quả quản lý. điều hành của bộ máy hành chính nhà nước. về các chủ trương, chính sách do mình đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Chính phủ báo cáo công tác của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước một năm hai lần.

Chính phủ báo cáo công tác đột xuất theo yêu cầu của Quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Phiên họp của Chính phủ

Luật Tổ chức quy định phiên họp Chính phủ như sau:

Phiên họp của Chính phủ chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Chính phủ tham dự.

Nội dung phiên họp của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ đề nghị và thông báo đến các thành viên Chính phủ.

Các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.

Vị trí pháp lý của chính phủ

Hình thức hoạt động của Chính phủ

Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên. hoặc họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. theo yêu cầu của Chủ tịch nước. hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.

Trong trường hợp không họp, Thủ tướng Chính phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ bằng văn bản.

Chính phủ họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Thành phần mời tham dự phiên họp của Chính phủ

Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ.

Chính phủ mời Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội khi bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc. Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc.

Chính phủ mời Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. và người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội. tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.

Có thể bạn quan tân

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Vị trí pháp lý của chính phủ.  Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! 

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X về quản lý mã số thuế cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành, hãy liên hệ: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?

Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

Ai được mời dự phiên họp Chính phủ?

Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, Chủ tịch UBTƯMTTQVN.

Chính phủ chịu trách nhiệm báo cáo trước ai?

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.