Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

16/03/2022
Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
718
Views

Trong lịch sử phát triển của loài người, sự trao đổi hàng hóa dần xuất hiện và trở thành hoạt động phổ biến phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và tiêu dùng. Nền kinh tế thị trường xuất hiện, trao đổi hàng hóa đã phát triển. Vì lý do đó, hợp đồng mua bán ngày càng trở lên cần thiết hơn. Vậy quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa như thế nào? Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn nội dung kiến thức nêu trên tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Quy định về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán

Đề nghị giao kết hợp đồng có bản chất là hành vi pháp lí đơn phương của một chủ thể, có nội dung bày tỏ ý định giao kết hợp đồng với chủ thể khác theo những điều kiện xác định. Từ quy định của Điều 390 “Bộ luật dân sự 2015”, có thể định nghĩa đề nghị giao kết hợp đồng trong thương mại là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể. Về nguyên tắc, hình thức của đề nghị hợp đồng phải phù hợp với hình thức của hợp đồng. “Bộ luật dân sự 2015” không quy định về hình thức của đề nghị hợp đồng, song có thể dựa vào quy định về hình thức của hợp đồng để xác định hình thức của đề nghị hợp đồng, theo đó đề nghị hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa các hình thức này. Trường hợp pháp luật quy định hình thức của hợp đồng phải bằng văn bản thì hình thức của đề nghị hợp đồng cũng phải bằng văn bản.

Đề nghị hợp đồng được gửi đến một hoặc nhiều chủ thể đã xác định. Hiệu lực của nó thông thường do các bên tự ấn định. Trường hợp bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Căn cứ xác định bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng là khi: Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên được đề nghị. Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị. Bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các trường hợp cụ thể như sau:

Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi thực hiện trong thòi hạn đó. Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lí do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lí do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời. Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng. Nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa cũng là một hợp đồng mua bán thông thường

Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng thương mại cơ bản.

Và nó cũng là một trường hợp của hợp đồng mua bán tài sản.

Nên các điều kiện chung về chủ thể, hình thức, đối tượng, thời điểm chuyển nhượng quyền sở hữu hay các loại hợp đồng đặc biệt thì vẫn áp dụng theo hợp đồng mua bán dân sự.

Ngoài ra, vì đối tượng là hàng hóa nên sẽ có thêm các điều kiện riêng biệt khác theo quy định của pháp luật thương mại.

Theo đó, về chủ thể, bên bán phải là chủ thể có đầy đủ năng lực dân sự.

Bên mua có thể chưa đầy đủ hoặc đầy đủ năng lực hành vi dân sự tùy từng đối tượng hàng hóa cụ thể là vật sinh hoạt thiết yếu hay là những hàng hóa giá trị cao, tiêu dùng thông thường,…

Về hình thức, hợp đồng có thể được thiết lập bằng hình thức lời nói, bằng hành vi hoặc bằng văn bản.

Trường hợp pháp luật có quy định bất buộc về hình thức thì phải theo quy định đó.

Về thời điểm chuyển nhượng quyền sở hữu, theo thỏa thuận của các bên sau khi chuyển tiền thanh toán hay khi nhận hàng thì quyền sở hữu sẽ chuyển sang bên mua.

Đối với hàng hóa phải đăng ký, sau khi đi đăng ký quyền sở hữu, hàng hóa đó sẽ thuộc sở hữu của bên mua hàng.

Về các loại hợp đồng đặc biệt, hàng hóa hay tài sản thì đều có thể thỏa thuận mua bán hàng hóa theo các hợp đồng này.

Theo đó, các bên có thể áp dụng hình thức mua bán sau: mua bán có bảo hành, mua bán trả chậm trả dần, bán đấu giá tài sản.

Chủ thể hợp đồng mua bán

Vì đây là một loại hợp đồng thương mại, nên về mặt chủ thể sẽ có ít nhất một bên là thương nhân.

Đối với bên bán, chủ thể phải là thương nhân, hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận.

Còn đối với bên mua, chủ thể rất đa dang, có thể là:

  • Người chưa thành niên,
  • Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
  • Người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự,
  • Pháp nhân, thương nhân khác,…

Nếu là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì tùy vào loại hàng hóa họ muốn mua thì có thể tự thực hiện hoặc phải thực hiện thông qua người đại diện.

Nếu là pháp nhân, cá nhân có đầy đủ năng lực dân sự thì họ được tự giao kết hợp đồng.

Trường hợp bên mua không phải tổ chức có đăng ký kinh doanh, các bên có thể lựa chọn luật dân sự hoặc luật thương mại điều chỉnh.

Trường hợp cả hai bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa đều là thương nhân, đều có đăng kí kinh doanh, quan hệ mua bán của họ sẽ do pháp luật thương mại điều chỉnh.

Việc xác định chủ thể và thỏa thuận mua bán áp dụng luật nào để xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giải quyết tranh chấp sau này của các bên.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, tra cứu quy hoạch xây dựng, dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng là gì?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 ).

Hàng hóa là gì?

Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hóa, đồng thời sản phẩm lao động mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn mong muốn, nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay mua bán.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.