Kỷ luật giáng chức được áp dụng khi nào và các quy định có liên quan

24/09/2021
Kỷ luật giáng chức được áp dụng khi nào và các quy định có liên quan
661
Views

Giáng chức là một trong những hình thức kỷ luật được pháp luật quy định. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các quy định về hình thức kỷ luật giáng chức này. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều những câu hỏi có liên quan; cụ thể có thắc mắc như sau về hình thức kỷ luật giáng chức:

“Chào Luật sư, tôi hiện đang làm việc và công tác tại Hà Nội. Tôi có câu hỏi như sau về hình thức kỷ luật giáng chức; không biết trong những trường hợp nào thì người giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo khi mắc lỗi sẽ bị giáng chức? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn Luật sư.”

Căn cứ pháp lý

Luật cán bộ công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019
Nghị định 112/2020/NĐ-CP

Hình thức kỷ luật giáng chức là gì?

Theo điều 7, Luật cán bộ công chức thì:

Giáng chức là việc người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn.

Ngoài ra tại khoản 3, điều 7, Nghị định 112/2020/NĐ-CP cũng quy định 5 hình thức kỷ luật với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; lần lượt từ mức độ kỷ luật nhẹ đến nặng như sau: khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

Khi nào người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức?

Căn cứ điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1

Hình thức kỷ luật giáng chức được áp dụng khi đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm.

Trường hợp 2

Hình thức kỷ luật giáng chức được áp dụng khi có vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng (là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong công chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác) thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công.

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngán chặn.

Trường hợp 3

Hình thức kỷ luật giáng chức được áp dụng khi có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng (là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong công chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác) thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Giáng chức khi vi phạm quy định về đạo đức

Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Giáng chức khi lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi

Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện.

3. Không chấp hành quyết định điều động

Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

4. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm

Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

6. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, thủ tục tố cáo.

7. Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ

Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ.

8. Giáng chức khi vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng

Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ.

9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình

Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

Các quy định khác về hình thức kỷ luật giáng chức?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức mà tái phạm sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức.

Ngoài ra, căn cứ khoản 3 Điều 39 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý ở hình thức kỷ luật giáng chức mà không còn chức vụ thấp hơn chức vụ đang giữ thì giáng xuống không còn chức vụ.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Mức tiền phạt vượt đèn đỏ được quy định là bao nhiêu tiền?
Bắn cảnh sát bằng súng tự chế bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Vận chuyển trái phép động vật quý hiếm bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Kỷ luật giáng chức được áp dụng khi nào và các quy định có liên quan”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Sở là cơ quan Nhà nước thuộc cấp nào?

Sở là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (theo Điều 3 Nghị định 24/2014/NĐ-CP).
Cơ cấu tổ chức của sở, gồm:
– Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
– Thanh tra (nếu có);
– Văn phòng (nếu có);
– Chi cục và tổ chức tương đương (nếu có);
– Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
Như vậy, Sở là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Giám đốc Sở là cán bộ hay công chức ?

Theo khoản 8, Điều 8 Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định các sở (cơ quan chuyên môn) được tổ chức thống nhất ở các địa phương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm: các sở ban ngành có liên quan.
Vì vậy, Giám đốc Sở là công chức.

Phân biệt hình thức giáng chức và cách chức

Với giáng chức:
– Hạ xuống chức vụ thấp hơn;
– Nếu không còn chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn chức vụ đang giữ thì giáng chức xuống không còn chức vụ.
Với cách chức:
– Không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm;
– Cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời