Bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?

01/09/2021
Bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào
959
Views

Vấn nạn bạo lực gia đình chưa bao giờ là cũ; do ở nhà tránh dịch Covid-19 nên tình trạng này lại càng phổ biến hơn; nó len lỏi trong những gia đình tại Việt Nam. Cũng vì bạo lực hành gia đình mà nhiều gia đình tan vỡ; ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống, tâm lý của các thành viên trong gia đình. Vậy, bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007;

Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Bạo lực gia đình là gì?

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Hành vi bạo lực gia đình có thể ảnh hưởng xấu có thể đến sức khỏe của người bị xâm hại; ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ nhỏ khi bố mẹ đánh nhau…. Vì vậy, pháp luật nên phạt thật nặng những hành vi này; nhẹ thì có thể bị xử lý hành chính; nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sư.

Các hành vi bạo hành gia đình

Bạo hành gia đình có các loại hành vi như:

  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
  • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

Bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành chính

Nếu mức độ nghiêm trọng của hành vi bạo lực gia đình còn nhẹ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:

Phạt từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích, xúc phạm nhân phẩm, danh dự cho thành viên trong gia đình.

Phạt từ 1.500.000 đồng đên 2.000.000 đồng đối với các hành vi sau:

  • Đối xử tồi tệ như: bắt nhịn đói, nhịn khát chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.
  • Bỏ mặc, không chăm sóc người già yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
  • Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên trong gia đình.
  • Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời; hoặc không được chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do bạo lực gia đình. Trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Ngoài ra, còn buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Với những hành vi bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng, đã xử lý hành chính còn tái phạm; cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu với các tội như:

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dướng mình: phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 06 tháng tới 03 năm.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Nếu thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một số trường hợp nhất định; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tội hành hạ người khác: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đên 02 năm.

Đây là hành vi xấu của xã hội; tuy nhiên những nguời vợ, người con, cha mẹ già yếu…họ thường bao che, bỏ qua cho những hành động này. Bạo lực gia đình cần được xử lý thích đáng; mọi người cần phải xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

Hi vọng bài viết hữu ích đối với quý bạn đọc!

Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247; hãy liên hệ số hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Con cái đánh đập cha mẹ có thể bị xử lý theo tội gì?

Con cái đanh đập cha mẹ có thể bị truy cứu theo Tội cố ý gây thương tích; hoặc Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

Bị bạo lực gia đình thì tố cáo ở đâu?

Khi bị bạo lực gia đình nếu trong tình huống khẩn cấp bạn có thể nhờ những sự giúp đỡgần nhất từ hội phụ nữ, tổ trưởng dân phố, hàng xóm… Hoặc bạn có thể tố cáo tại cơ quan công an hoặc ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi bạn cư trú

Hành vi bạo lực học đường bị xử lý như thế nào?

Hành vi bạo lực học đường nhẹ thì có thể bị xử lý hành chính, áp dụng các biện pháp dân sự; nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc tội làm nhục người khác.

Ly hôn đơn phương vì chồng đánh đập có được không?

Với lý do đánh đập, bạo hành thì sẽ là điều kiện để Tòa án nhanh chóng giải quyết hồ sơ lý hôn của bạn. Do đó, bạn có thể viết đơn ly hôn đơn phương và nhanh chóng gửi tới Tòa án.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời