Hướng dẫn thủ tục chấm dứt nuôi con nuôi

01/09/2021
Hướng dẫn thủ tục chấm dứt nuôi con nuôi
581
Views

Nếu giữa cha mẹ nuôi và con nuôi xảy ra mâu thuẫn. Một trong hai bên có thể chấm dứt mối quan hệ này được không? Thủ tục chấm dứt quan hệ có phức tạp? Đây là câu hỏi mà nhiều nguời đặt ra. Vậy, thủ tục chấm dứt nuôi con nuôi như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Nuôi con nuôi 2010.

Nội dung tư vấn

Chấm dứt nuôi con nuôi là gì?

Nhận con nuôi là việc xác lập mối quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi. Trong đó, cha mẹ nuôi là người nhận con sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

Hiện nay, nước ta đang khuyến khích các gia đình nhận con nuôi; đặc biệt là trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em tại các trại trẻ mồ côi, cô nhi viện… Từ đó, giúp những trẻ em này có được cuộc sống tốt hơn, được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn.

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, mối quan hệ cha mẹ con nuôi có thể bị ảnh hưởng, dẫn tới chấm dứt mối quan hệ này. Nếu không thể tiếp tục, bạn phải thực hiện thủ tục chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi với cơ quan nhà nước.

Bạn đọc có thể tham khảo:

Con nuôi có được hưởng thừa kế thế vị không?

Thủ tục nhận con nuôi đối với người nước ngoài tiến hành như thế nào?

Căn cứ chấm dứt nuôi con nuôi

Dựa vào các căn cứ sau:

Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt quan hệ cha mẹ con nuôi.

Cha mẹ nuôi bị kết án về tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi.

Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống.

Con nuôi bị kết án về một trong các tội như: cố ý xâm phậm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi; hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi.

Lợi dụng việc cho con nuôi đẻ vi phạm quy định về dân số. Lợi dụng việc nuôi con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, dân tộc thiểu số để hưởng ưu đãi của nhà nước.

Nếu thuộc một trong các trường hợp này, cha mẹ nuôi có thể chấm dứt quan hệ; hoặc con nuôi có thể chấm dứt quan hệ với cha mẹ nuôi.

Thủ tục chấm dứt nuôi con nuôi

Bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật và thực hiện thoe thủ tục sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cha mẹ nuôi hoặc con nuôi đang cư trú, làm việc.

Bước 2: Tòa án thụ lý và giải quyết yêu cầu.

Tòa án cấp huyện sẽ triệu tập bạn để nộp tiền lệ phí giải quyết yêu cầu. Sau khi tiến hành xong các thủ tục trên, Tòa án sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn yêu cầu. Nếu có căn cứ chấm dứt việc nhận con nuôi thì Tòa án có thẩm quyền ra quyết định giải quyết yêu cầu của bạn. Khi đó, mối quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi sẽ được chấm dứt.

Hồ sơ chấm dứt nuôi con nuôi

Hồ sơ xin chấm dứt mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu chấm dứt quan hệ.
  • Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
  • Chững minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy tờ pháp lý tương đương khác.
  • Sổ hộ khẩu.
  • Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu chấm dứt quan hệ cha mẹ con nuôi là có căn cứ và hợp pháp (nếu có).

Hi vọng bài viết hữu ích đối với quý bạn đọc!

Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhận nuôi con nuôi; hãy liên hệ với Luật sư 247; với số hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Con nuôi không đăng ký có được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi không?

Con nuôi phải đăng ký thì mới được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi. Nếu không đăng ký mà cha mẹ nuôi không để lại di chúc thì sẽ không được hưởng thừa kế.

Có được nhận nuôi con nuôi là người nước ngoài không?

Nếu cả bố mẹ nuôi và con nuôi nước ngoài đều đáp ứng điều kiện được nhận nuôi; thì bạn có thể làm thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và nhận nuôi bé như bình thường.

Con ruột và con nuôi kết hôn với nhau có hợp pháp không?

Theo quy định thì con nuôi và con ruột kết hôn với nhau là không vi phạm quy định về điều kiện kết hôn tại Việt Nam. Bạn chỉ cần đăng ký kết hôn đúng theo quy định.

Người nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng những điều kiện gì?

Điều kiện nhận nuôi con nuôi của người nhận nuôi là:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Có tư cách đạo đức tốt.
– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở để đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời