Không tiêm vaccine Covid 19 có bị phạt theo quy định của pháp luật?

24/08/2021
Không tiêm vaccine Covid 19 có bị phạt theo quy định của pháp luật?
669
Views

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn ra rất phức tạp trên nhiều tỉnh thành cả nước. Việc tiêm vaccine là một trong những biện pháp được Nhà nước áp dụng để sớm có thể kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các quy định pháp luật về việc tiêm vaccine Covid 19. Liên quan tới nội dung này, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi. Cụ thể có thắc mắc về việc không tiêm vaccine Covid 19 như sau :

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Nếu vì lý do gì đó, tôi không tiêm vaccine Covid-19 theo yêu cầu của cơ quan y tế thì có bị phạt hay không? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020
Bộ luật Hình sự năm 2015
Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Nguyên tắc sử dụng vaccine theo quy định pháp luật

Theo điều 27 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; quy định về nguyên tắc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế như sau:

– Vaccine, sinh phẩm y tế được sử dụng phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Luật Dược.

– Vaccine, sinh phẩm y tế được sử dụng theo hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc.

– Vaccine, sinh phẩm y tế phải được sử dụng đúng mục đích; đối tượng, thời gian, chủng loại và quy trình kỹ thuật sử dụng.

– Vaccine, sinh phẩm y tế phải được sử dụng tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện.

Trong trường hợp nào người dân không được phép từ chối tiêm vaccine?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; việc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế là bắt buộc trong các trường hợp sau:

– Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch; và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vaccine; sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vaccine, sinh phẩm y tế phòng bệnh.

– Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vaccine; sinh phẩm y tế bắt buộc với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.

– Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em; và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc sử dụng vaccine; sinh phẩm y tế bắt buộc.

Ngoài ra, căn cứ 4 điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; miễn phí sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc trong trường hợp: người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch; người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch; trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Không tiêm vaccine Covid 19 có bị xử phạt không?

Hiện nay, chưa có quy định bắt buộc toàn bộ người dân phải tiêm vaccine Covid-19; do đó, tính đến thời điểm hiện tại việc tiêm vaccine Covid-19 hoàn toàn mang tính tự nguyện; trừ những trường hợp cụ thể được quy định là bắt buộc.

Tuy nhiên, trong trường hợp các quy định pháp luật thay đổi; cơ quan y tế có thẩm quyền bắt buộc người dân tại một số khu vực nhất định phải tiêm vaccine Covid-19 thì người dân cần phải thực hiện.

Không tiêm vaccine Covid 19 trong trường hợp bắt buộc thì bị xử lý ra sao?

Cũng theo khoản 1 điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vaccine; sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vaccine, sinh phẩm y tế phòng bệnh.

Như quy định pháp luật hiện nay, các trường hợp người dân từ chối tiêm vaccine theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan y tế có thẩm quyền; ngoại trừ những lí do chính đáng (như phụ nữ mang thai; hoặc đang cho con bú, người có sức khỏe không đảm bảo để được tiêm vaccine…).

Nếu không thuộc các trường hợp có lí do chính đàng trên; hành vi từ chối tiêm vaccine bắt buộc sẽ bị xử lý như sau:

Xử phạt hành chính

Theo điểm a, khoản 2, điều 9, Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không sử dụng; hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch; hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài ra căn cứ khoản 4 điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức tiền phạt với vi phạm nêu trên là mức trung bình của khung tiền phạt (là 2 triệu đồng). Nếu có tình tiết giảm nhẹ; mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn một triệu đồng. Nếu có tình tiết tăng nặng; mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá 3 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp không chịu tiêm vaccine COVID-19 dẫn đến bị nhiễm bệnh rồi lây nhiễm cho người khác:

Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người; được quy định tại điều 240, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; với mức án nhẹ nhất là: phạt tiền từ 50-200 triệu đồng hoặc bị phạt tù 1-5 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Lợi dụng thu tiền việc tiêm vaccine Covid 19 để trục lợi bị xử lý ra sao?
Tiêm vacxin Covid-19 gây tử vong ai chịu trách nhiệm?
Tử vong khi tiêm vắc xin covid 19 có được bồi thường không?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Không tiêm vaccine Covid 19 có bị phạt theo quy định của pháp luật?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm khai báo y tế những chưa làm lây lan dịch bệnh cho người khác có bị phạt không?

Trường hợp bạn vi phạm nhưng chưa làm lây lan dịch bệnh cho người khác, bạn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng về hành vi “che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế bị phạt bao nhiêu tiền?

Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định, trừ trường hợp không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Miễn phí sử dụng vắc xin bắt buộc trogn những trường hợp nào?

Miễn phí sử dụng vắc xin bắt buộc trong các trường hợp sau:
a) Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;
b) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;
c) Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng..

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời