Bạo lực trẻ em ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt gần đây đã xảy ra vụ đánh đập khiến một bé gái 8 tuổi ở TP.HCM thiệt mạng. Mới đây Chính phủ đã ban hành nghị định 130/2021 nâng mức xử phạt theo hướng tăng nặng giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về mức độ nghiêm trọng của các hành vi bạo lực với trẻ em. Trong đó “Không can thiệp khi trẻ bị xâm hại phạt tới 30 triệu đồng”. Để nắm rõ hơn về các mức xử phạt hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Trẻ em năm 2016
- Nghị định 130/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.
Xâm hại trẻ em là gì?
Định nghĩa về xâm hại trẻ em
Để hiểu rõ hơn Xâm hại trẻ em là gì? chúng ta cần hiểu đúng về khái niệm trẻ em. Trẻ em là người dưới 16 tuổi và đối tượng áp dụng của luật sẽ bao gồm cả trẻ em là người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam.
Xâm hại trẻ em là hành vi của một chủ thể sử dụng các hình thức khác nhau như bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục gây tổn hại tới thể chất, tinh thần, tâm lý, danh dự, nhân phẩm đối với người dưới 16 tuổi.
Theo từ điển Tiếng Việt, xâm hại trẻ trẻ em được hiểu là bất cứ hành động (hoặc không nhất thiết là hành động) có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại cho trẻ.
Dưới góc độ pháp lý, xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác (theo khoản 5 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016).
Các hành vi xâm hại trẻ em
Căn cứ Luật Trẻ em và Nghị định 56/2017/NĐ-CP, các hành vi xâm hại trẻ em bao gồm:
+ Mua bán trẻ em;
+ Bỏ rơi trẻ em;
+ Bạo lực với trẻ em, dẫn đến trẻ em bị rối loạn tâm thần, hành vi, hạn chế khả năng giao tiếp, học tập hoặc khả năng tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày;
+ Bắt buộc trẻ em tham gia lao động trái quy định của pháp luật về lao động;
+ Rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia :
- Hoạt động trình diễn hoặc bị sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khiêu dâm;
- Hoạt động du lịch mà bị xâm hại tình dục;
- Vận chuyển, mua bán, sản xuất, tàng trữ chất gây nghiện và các hàng hóa khác bị cấm giao dịch;
- Các hoạt động trục lợi khác;
+ Trẻ em bị cho, nhận hoặc cung cấp để hoạt động mại dâm;
+ Các hành vi xâm hại tình dục trẻ em như hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô, sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Không can thiệp khi trẻ bị xâm hại phạt tới 30 triệu đồng
Vi phạm quy định về hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại
Khi người/tổ chức biết về việc trẻ em bị xâm hại nhưng:
- Không cung cấp hoặc có hành vi che giấu thông tin
- Ngăn cản việc cung cấp thông tin
- Không thông báo
- Không can thiệp, hỗ trợ kịp thời
Họ đã vi phạm quy định về hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bạo lực, bỏ rơi và có nguy cơ bị xâm hại khác; và sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 130/2021/NĐ-CP.
Mức xử phạt đối với hành vi không can thiệp khi trẻ bị xâm hại
Theo Điều 28 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, xử phạt hành chính đối với hành vi trên như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đầy đủ, kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
b) Từ chối, không thực hiện việc hỗ trợ, can thiệp, chăm sóc thay thế đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Theo đó với việc không can thiệp khi trẻ em bị xâm hại có thể bị phạt lên đến 30 triệu đồng.
Xử phạt đối với các hành vi khác
Ngoài ra Nghị định còn quy định:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với hành vi:
Không thông báo, không cung cấp hoặc che giấu thông tin; ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực và có nguy cơ bị xâm hại khác cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi:
+Không cung cấp hoặc che giấu thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;
+Không thông báo cho nơi tiếp nhận thông tin về hành vi xâm hại trẻ em;
+Ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;
+Không cung cấp thông tin và phối hợp để thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em khi được cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
+ Không bảo mật thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
Thông tin liên hệ luật sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Không can thiệp khi trẻ bị xâm hại phạt tới 30 triệu đồng”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc để hưởng các dịch vụ tư vấn luật vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Hành vi dâm ô trẻ em bị phạt đến 8 triệu đồng từ năm 2022
- Bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?
- Bắt trẻ em lang thang đi ăn xin có bị xử phạt không?
Câu hỏi thường gặp
Khi một hành vi vi phạm đã bị xử lý hành chính thì hành vi đó không bị xử lý hình sự nữa. Khi hành vi đó thỏa mãn dấu hiệu hình sự thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không xử lý hành chính. Do đó sẽ chỉ bị xử lý về một trong hai lĩnh vực chứ không đồng thời cả hai.
Theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 thì độ tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự thấp nhất là 14 tuổi. Và chỉ khi nào họ phạm vào tội rất nghiêm trọng do cố ý; hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 12 thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, trẻ em vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ điều kiện.