Tội vô ý gây thương tích sẽ chịu trách nhiệm như thế nào?

20/01/2022
Tội vô ý gây thương tích sẽ chịu trách nhiệm như thế nào?
450
Views

Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi vi phạm các quy tắc trong cuộc sống về đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe vì quá tự tin hoặc vì cẩu thả đã làm người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe. Vậy tội vô ý gây thương tích sẽ chịu trách nhiệm như thế nào? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ quy định pháp luật về nội dung nêu trên

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Khái niệm vô ý gây thương tích

Vô ý gây thương tích có thể được hiểu là hành vi do vô ý hoặc quá tự tin dẫn tới hậu quả ảnh hưởng tới người khác

Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định phân biệt tội vô ý gây thương tích thành 2 trường hợp sau:

Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có nghĩa là hành vi của một người do quá tự tin hoặc cẩu thả dẫn tới  gây thương tích hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người khác.

Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do không tuân thủ, coi trọng các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

Tội vô ý gây thương tích sẽ chịu trách nhiệm như thế nào?

Tội vô ý gây thương tích được quy định tại điều 138, 139 tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau

Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt tội vô ý gây thương tích

Đối với tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn thương cho sức khỏe của người khác

– Nếu tỷ lệ tổn thương từ 31% đến 60%: phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

– Phạt phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp:

+ Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

– Phạt tù từ 1 năm đến 3 năm nếu phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.

Các yếu tố cấu thành tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội xâm phạm đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ.

Mặt khách quan

a) Về hành vi: Có hành vi vi phạm dẫn đến gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác.

b) Hậu quả: Hành vi nêu trên đã gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu người bị hại có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, căn cứ để xác định có hành vi phạm tội hay không trong trường hợp do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tỷ lệ thương tật của người bị hại. Vì vậy, trong mọi trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định pháp ý đối với nạn nhân.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi này với lỗi vô ý (vì cẩu thả hoặc vì quá tự tin)

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, đó là những người được giao thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, người được giao thực hiện nhiệm vụ trong quản lý, điều hành cơ quan, tổ chức (có hoặc không có chức vụ, quyền hạn).

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Tội vô ý gây thương tích sẽ chịu trách nhiệm như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là vô ý làm chết người?

Vô ý làm chết người là hành vi của một người mà:
Không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước; hoặc
Thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.

Thế nào là tội cố ý gây thương tích?

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây hại đến sức khỏe người khác, được xác định bằng thương tích cụ thể.
Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.