Hành vi dâm ô trẻ em bị phạt đến 8 triệu đồng từ năm 2022

17/01/2022
Không can thiệp khi trẻ bị xâm hại phạt tới 30 triệu đồng
638
Views

Dâm ô là một hành vi bị lên án rất nặng nề, nhất là khi đối tượng bị xâm hại lại là trẻ em. Tuy nhiên khi các hành vi chưa đến mức xử lý hình sự sẽ bị xử phạt hành chính nhưng mức xử phạt lại vô cùng “nhẹ nhàng”. Điều này khiến nhiều người cho rằng như vậy là chưa đủ để răng đe. Nghị định 144/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành đã điều chỉnh nhiều mức phạt, bao gồm việc xử phạt với người dâm ô. Theo đó, Hành vi dâm ô trẻ em có thể bị phạt đến 8 triệu đồng từ năm 2022. Vậy cụ thể việc xử phạt là như thế nào? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Dâm ô trẻ em là gì?

Theo Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi như sau:

“Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;….

Bên cạch đó, Khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao:

Dâm ô là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục.

Từ đó ta có thể rút ra một số kết luận về hành vi dâm ô:

+ Đối tượng bị dâm ô chính là trẻ em, cụ thể là người dưới 16 tuổi.

+ Mục đích của hành vi dâm ô không nhằm để giao cấu hay quan hệ tình dục.

Các hành vi dâm ô

Theo pháp luật hình sự, dâm ô gồm một trong các hành vi sau đây:

  • a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;
  • b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
  • c) Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
  • d) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;
  • đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy…)

Dâm ô có là hành vi vi phạm pháp luật?

Người có hành vi dâm ô đã vi phạm pháp luật hành chính hoặc pháp luật hình sự. Nếu có các hành vi kể trên đồng thời đủ điều kiện về chủ thể, năng lực trách nhiệm hình sự thì người đó sẽ bị truy cứu về tội Dâm ô theo Bộ Luật hình sự. Còn nếu không đủ để truy cứu hình sự thì người đó sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi của mình.

Hành vi dâm ô trẻ em bị phạt đến 8 triệu đồng từ năm 2022

Việc xử lý hình sự đã được quy định trong Bộ luật hình sự 2015. Còn đối với biện pháp xử lý hành chính thì sao?

Nghị định 144/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 31/12/2021 đã điều chỉnh nhiều mức phạt liên quan đến vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn, xã hội. Trong đó, tăng nặng mức phạt với hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi.

Điểm d khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng với hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong khi đó, Nghị định 167/2013 không có quy định cụ thể về xử phạt hành vi dâm ô trẻ em mà chỉ quy định:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Như vậy, từ năm 2022, người thực hiện hành vi dâm ô trẻ em mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng. 

Ngoài ra, mức phạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng còn áp dụng với các hành vi vi phạm khác như:

– Sàm sỡ hay cử chỉ, lời nói trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

– Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Gây rối trật tự công cộng có mang theo vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ…

Các trường hợp loại trừ vi phạm

Theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP thì những người dù có các hành vi kể trên nhưng họ sẽ không bị xử lý. Cụ thể

+Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục

Ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi. Giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non…;

+Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục

Ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân. Sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước,…

Mục đích của các đối tượng là để chăm sóc, khám chữa bệnh cho trẻ em. Do đó việc xử lý đối với họ đương nhiên không xảy ra.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Hành vi dâm ô trẻ em bị phạt đến 8 triệu đồng từ năm 2022. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sựluật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Trẻ em là người bao nhiêu tuổi?

Căn cứ theo Luật Trẻ em 2016, quy định:
“Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Trong bao gồm cả trẻ em là người nước ngoài; người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam. Do đó tất cả những người dưới 16 tuổi đều được coi là trẻ em theo pháp luật Việt Nam.

Trẻ em có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 thì độ tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự thấp nhất là 14 tuổi. Và chỉ khi nào họ phạm vào tội rất nghiêm trọng do cố ý; hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 12 thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Théo đó, trẻ em vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ điều kiện.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.