Bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?

28/12/2021
Bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?
1255
Views

Bạo hành trẻ em là một vấn nạn ở bất cứ quốc gia nào và cả xã hội đều rất quan tâm. Người bạo hành trẻ em không hề xa lạ mà là chính những người thân quen của chúng. Nhiều trường hợp thương tâm khi để lại hậu quả cả về thể chất và tinh thần cho các em. Vậy Bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào? Người bạo hành sẽ bị xử lý hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Bảo hành trẻ em là gì?

Trẻ em theo quy định của Luật trẻ em 2016 là người dưới 16 tuổi.

Theo WHO, bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần. Nó có thể là đánh đập, xâm hại tình dục, lợi dụng hay bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016:

Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Theo đó có thể hiểu Bạo hành (bạo lực) trẻ em không chỉ là hành vi xâm hại sức khỏe mà còn về cả tinh thần của trẻ em. Người bạo hành trẻ em có thể là bất cứ người nào, kể cả người thân, gia đình.

Nhiều người cho rằng việc đánh các em là hành vi dạy dỗ, xử phạt vì chúng đã phạm lỗi. Tuy nhiên dù ở mức độ nhẹ hay nặng thì hành vi này đều không được phép. Bên cạnh đó, những lời nói làm ảnh hưởng tới tinh thần của các em cũng là một trong các biểu hiện của “Bạo hành”. Vậy các hành vi trên vi phạm những quy định gì và bị xử lý như thế nào?

Bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?

Điều 37 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.

Bạo hành là các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 6 Luật trẻ em 2016, b

Tùy vào tính chất nghiêm trọng, hậu quả của việc bạo hành đối với trẻ em, người bạo hành sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi của mình.

Xử phạt hành chính

Mức xử phạt hành chính với hành vi bạo hành trẻ em được quy định tại Nghị định 144/2013/NĐ-CP.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 27 Nghị định số 144/2013/NĐ-CP, người thực hiện một trong số các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, cụ thể:

– Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em.

– Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân. Bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác.

– Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

– Dùng các biện pháp trừng phạt làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần.

– Thường xuyên đe họa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.

Bên cạnh đó, có thể bị áp dụng một số biện pháp sau:

– Buộc chịu mọi chi phí để khám, chữa bệnh cho trẻ em đối với hành vi vi phạm.

– Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm.

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Vì việc bạo hành có thể xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng và danh dự, nhân phẩm của trẻ em nên hành vi này có thể bị xử lý hình sự khi người thực hiện có dấu hiệu tội phạm và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Hành vi bạo lực trẻ em có thể cấu thành tội Cố ý gây thương tích, Tội giết người, Tội hành hạ người khác theo quy định của Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

….e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

…..5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Ví dụ: Bố dùng tay đánh con dẫn tới gãy chân, tay với tổng thương tích 13%. Lúc này người bố có thể bị truy cứu theo Khoản 1 Điều 134 BLHS.

Tội giết người

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

..…..3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Tội ngược đãi, hành hạ con cháu

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình:

“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Tội hành hạ người khác

Điều 140. Tội hành hạ người khác

1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên.

Do người thực hiện phạm tội đối với trẻ em nên nếu người đó thuộc các trường hợp khác ngoài Điểm c Khoản 1 Điều 134, Điểm b khoản 1 điều 123, Điểm a Khoản 2 Điều 140 BLHS 2015, người đó còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 52: Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi.

Ví dụ: Mẹ cho 2 con dười 16 tuổi uống thuốc độc dẫn tới 2 đưa trẻ chết. Người mẹ sẽ bị truy cứu theo Điểm a Khoản 1 Điều 123 BLHS. Bên cạnh đó còn bị áp dụng tình tiết phạm tội đối với người dưới 16 tuổi để xác định hình phạt.

Bố mẹ đánh đạp con có vi phạm pháp luật?

Dựa trên phân tích trên, bất kỳ đối tượng nào nếu có hành vi “bạo hành” trẻ em thì đều bị xử lý. Hành vi đó rơi vào trường hợp nào thì người đó sẽ bị xử lý tương ứng hành vi đó. Do đó dù là bố mẹ thì những hành vi đánh đập hay mắng chửi các em đều không được phép.

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề “Bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?” Hy vọng rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc cần thêm sự tư vấn và giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Bị xử phạt hành chính rồi thì có bị xử lý hình sự với cùng hành vi đó không?

Khi một hành vi đã bị xử lý hành chính thì hành vi đó không bị xem xét xử lý hình sự nữa. Vì nếu thỏa mãn dấu hiệu hình sự thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự mà không xử phạt hành chính.

Cha mẹ có quyền định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên không?

Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
– Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
– Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.