Hòa giải tranh chấp đất đai được là gì và được quy định như thế nào?

08/10/2021
Hòa giải tranh chấp đất đai được là gì và được quy định như thế nào?
821
Views

Gần đây các vấn đề tranh chấp đất đai ngày càng phổ biến và diễn ra thường xuyên. Đây trở thành một vấn đề nhức nhối. Liên quan tới vấn đề này, pháp luật đã có các quy định giải quyết cụ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các quy định giải quyết tranh chấp đất đai này. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi, trong đó có thắc mắc như sau về việc hòa giải khi tranh chấp đất đai là gì?

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Gia đình tôi đang có một vụ việc liên quan tới tranh chấp đất đai; tuy nhiên theo như tôi tìm hiểu thì trước khi khởi kiện tranh chấp thì các bên sẽ phải thực hiện thủ tục hòa giả tranh chấp đất đai. Gia đình tôi hiện chưa hiểu rõ việc hòa giải này sẽ diễn ra và được quy định như thế nào? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP

Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Tranh chấp đất đai là gì?

Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về việc tranh chấp đất đai sẽ được pháp luật quy định như thế nào:

Theo khoản 24, Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Do đó tranh đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích; về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Ngoài ra, chỉ có thể phát sinh tranh chấp khi các chủ thể trực tiếp thể hiện thái độ thông qua những hành vi nhất định của mình.

Các hình thức tranh chấp đất đai

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những vùng đất được phép sử dụng và quản lí. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi; hoặc do hai bên không xác định được với nhau.

Tranh chấp về QSDĐ; tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế, quan hệ ly hôn giữa vợ và chồng

Đòi lại đất, tài sản ngắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được điều chỉnh cho người khác.

Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới; giữa đồng bào địa phương với các nông trường; lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác

Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.

Việc một bên vi phạm; làm cản trở tới việc thực hiện quyền của phía bên kia; hoặc một bên không làm đúng nghĩa vụ của mình cũng phát sinh tranh chấp. Loại tranh chấp này thường thể hiện ở các hình thức như:

Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị QSDĐ

Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh; quốc phòng, lợi ích quốc gia; lợi ích công việc.

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Đây có thể là tranh chấp liên quan tới mục đích sử dụng đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất.

Đặc biệt là tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp; giữa đất trồng lúa và đất nuôi tôm; giữa đất trồng cà phê với đất trồng cây cao su, giữa đất hương hỏa với đất thổ cư;… trong quá trình phân bổ và lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất.

Nhiều khi tranh chấp về QSDĐ dẫn đến những tranh chấp về địa giới hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa hai tỉnh, hai huyện, hai xã với nhau, tập trung ở những nơi có nguồn lâm thổ sản quý; có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa; ở vị trí dọc theo các triền sông lớn; những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhưng là vị trí có tầm quan trọng.

Hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

Căn cứ theo Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định như sau:

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền; nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”

Hòa giải tranh chấp đất đai là thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Hòa giải giúp các bên hiểu lẫn nhau; đưa tranh chấp không vượt quá giới hạn nghiệm trọng; góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí khi theo đuổi vụ kiện. Chính vì vậy; nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai.

Quy định của pháp luật liên quan đến hòa giải tranh chấp đất đai.

Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 202 Luật Đất đai 2013:

  • Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải; hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  • Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình;
  • Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
  • Thủ tục hòa giải tranh chấp vắng mặt một bên tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời gian hòa giải đất đai không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành; hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Mục đích của hòa giải tranh chấp đất đai

  • Khi các bên tranh chấp cùng nhau thương lượng dưới sự điều đình của bên thứ ba làm trung gian hòa giải; thì các tranh chấp có thể sẽ bị xóa bỏ hoặc có thể sẽ được nhìn nhận đơn giản hơn; tránh trở nên phức tạp..
  • Cùng với đó hoạt động hòa giải còn giúp các bên tranh chấp hiểu biết lẫn nhau; thông cảm cho nhau và hàn gắn tình cảm đã mất, khôi phục lại tình đoàn kêt. Điều này cũng góp phần duy trì sự ổn định; và trật tự trong nội bộ nhân dân mà không phải sử dụng đến các biện pháp cưỡng chế mệnh lệnh
  • Thông qua chủ thể thứ 3 những người có hiểu biết kiến thức pháp luật sẽ góp phần tuyên truyền phổ biến; và giải thích pháp luật đất đai cho các bên tranh chấp và những cá nhân; tổ chức có liên quan. Từ đó nâng cao sự hiểu biết; và ý thức pháp luật của các bên tranh chấp nói riêng và nhân dân nói chung.
  • Đồng thời khẳng định vai trò của các tổ chức làng xã và Uỷ ban nhân dân cấp xã trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai. Thông qua hoạt động hòa giải này, vị trí vai trò tổ chức được nâng lên cao hơn.

Có bắt buộc hòa giải khi xảy ra tranh chấp đất đai không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013; Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải; hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.

Như vậy; việc hoà giải là do các bên tự nguyện; Nhà nước không quy định bắt buộc phải thực hiện hoà giải.

Tuy nhiên tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện như sau:

  • Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất; mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã; phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện.
  • Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất; tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã; phường; thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Tóm lại, chỉ đối với tranh chấp “ai là người có quyền sử dụng đất” thì mới bắt buộc phải thực hiện hoà giải tại UBND xã, phường nơi xảy ra tranh chấp.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở.

Theo quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

  • Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau
  • Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp; thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất; quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
  • Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải
  • Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp; thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Sau khi tiến hành hòa giải, phải tiến hành lập biên bản  ghi nhận kết quả thỏa thuận giữa các bên. Biên bản phải được ký tên bởi những người tham gia hòa giả và gửi cho mỗi bên một bản.

Hòa giải tranh chấp đất đai sau bao lâu thì được khởi kiện.

Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND Xã là 45 ngày kể từ khi nhận được đơn yêu cầu.

Căn cứ khoản 3 Điều 202 Luật đất đai 2014:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình;
  • Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày; kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Sau khi hoàn thành xong thủ tục hòa giải mà kết quả không thành. Người có yêu cầu có thể khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết.

Như vậy, thời hạn từ lúc thực hiện thủ tục hòa giải đến khi có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định là khoảng 55 ngày kể từ lúc cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn yêu cầu.

Được phép hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần?

Quy định pháp luật

Quy định hiện nay chỉ giới hạn về thời gian hòa giải tại Điều 202 Luật đất đai 2013

“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải; hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày; kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.”

Nhận định

Về vấn đề hòa giải tranh chấp thì hiện nay không có quy định giới hạn số lần; hay nói cách khác là 1 vụ việc có thể được hòa giải đi, hòa giải lại nhiều lần.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật đất đai 2013 thì sau khi có biên bản hòa giải không thành thì các bên có thể khởi kiện đến tòa án; hoặc gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp huyện, cấp tỉnh (tùy thẩm quyền).

Theo đó, về thực tế thì nếu như các bên thực sự muốn giải quyết tranh chấp thì họ chỉ cần hòa giải 1 lần nếu hòa giải không thành thì họ sẽ thực hiện thủ tục để giải quuết tranh chấp ở các cấp khác.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai ở nước ta hiện nay
Đối tượng nào được nhà nước giảm tiền thuê đất theo quy định?
Đất nhà bị hàng xóm trồng cây ăn quả có được quyền khởi kiện không?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Hòa giải tranh chấp đất đai được là gì và được quy định như thế nào?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Phương hướng để áp dụng có hiệu quả các nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp đất đai.

Đẩy mạnh quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực đất đai đúng theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân; do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Tăng cường thực hiện tốt công tác hoà giải các tranh chấp đất đai ở cơ sở nhằm giữ gìn đoàn kết nội bộ trong nhân dân, phòng ngừa hạn chế vi phạm pháp luật đất đai; làm cho công tác quản lý; SDĐ đai ngày càng có hiệu quả.

Chuyển quyền sử dụng đất là gì?

Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng; thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Tại sao thủ tục hòa giải ở UBND cấp xã là bắt buộc?

VÌ UBND cấp xã là cấp quản lí đất đai trực tiếp và gần gũi với nhân dân nhất; nơi địa bàn xảy ra tranh chấp đất đai. Do là cơ quan trực tiếp quản lí đất đai và là cơ quan gần gũi với người dân; nên UBND sẽ là cơ quan nắm rõ; và hưởng biết tường tận về lịch sử nguồn gốc sử dụng đất cũng như những biến động trong quá trình sử dụng của mảnh đất đang tranh chấp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Trả lời