Nhà nước thu hồi đất lấn chiếm trong các trường hợp nào?

05/09/2021
Các trường hợp Nhà nước thực hiện giao đất và cho thuê đất hiện nay
1491
Views

Theo quy định hiện hành, trong trường hợp nào nhà nước sẽ thu hồi đất lấn chiếm? Các trường hợp được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng? Hãy cùng phòng tư vấn luật đất đai của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Các trường hợp đất lấn chiếm không bị nhà nước thu hồi

Căn cứ điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; các trường hợp lấn chiếm đất có thể được cấp giấy chứng nhận khi đáp ứng các điều kiện sau:

+ Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp theo quy định.

+ Không có tranh chấp.

Lưu ý:

+ Thời gian lấn, chiếm phải xảy ra trước ngày 01/7/2014, sau ngày 01/7/2014 hành vi lấn, chiếm đất là vi phạm pháp luật.

+ Chỉ hộ gia đình, cá nhân mới được cấp, không áp dụng với tổ chức.

Các trường hợp lấn chiếm sau đây có thể được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

Cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất quy định tại khoản 1 điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất.

Nếu đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì được cấp Sổ đỏ.

Cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất quy định tại điểm a,c khoản 2 điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

– Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp thì xử lý như sau:

+ Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

+ Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Sổ đỏ.

– Trường hợp lấn, chiếm đất đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất nếu sử dụng ổn định và không tranh chấp thì được cấp Sổ đỏ.

Cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất quy định tại khoản 3 điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng mà không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người sử dụng đất ổn định, không tranh chấp thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thủ tục thu hồi đất lấn chiếm

Lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.

Biên bản xác định hành vi vi phạm làm căn cứ quyết định thu hồi đất:

+ Là văn bản xử phạt hành chính trong trường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất. Được xác lập khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Sau đó, Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất.

Thông báo cho người sử dụng về việc thu hồi đất bị lấn chiếm

UBND cấp có thẩm quyền thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Cùng với đó UBND cấp có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp người sử dụng phối hợp trao trả lại đất vi phạm:

+ Cơ quan tài nguyên và môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

+ Tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý quỹ đất sau thu hồi và được giải phóng mặt bằng để cơ quan nhà nước giao, cho thuê hoặc đấu thầu cho các mục đích khác nhau.

Trường hợp người sử dụng không phối hợp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế thu hồi đất.

Lưu ý: Đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận thì thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý tới người sử dụng đất.

Xem thêm:

Tổ chức cưỡng thế thu hồi đất bị lấn chiếm

+ Nguyên tắc cưỡng chế:

  • Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
  • Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.

+ Trước khi thực hiện cưỡng chế:

Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi bàn giao đất;

+ Tiến hành cưỡng chế:

+ Sau khi vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi không thực hiện quyết định thu hồi đất thì Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.

+ Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp đã ban hành quyết định cưỡng chế phê duyệt.

+ Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm vận động, thuyết phục người bị cưỡng chế tự nguyện thực hiện việc bàn giao đất.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp đã ban hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức lực lượng thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp đã được vận động, thuyết phục mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không chấp nhận thi hành quyết định cưỡng chế.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người sử dụng đất lấn chiếm bị thu hồi có được bồi thường về đất?

Căn cứ khoản 3 điều 82 luật đất đai 2013; người sử dụng đất lấn chiếm bị thu hồi sẽ không được bồi thường về đất bị thu hồi.

Người sử dụng đất lấn chiếm được cấp sổ đỏ có phải thực hiện nghĩa vụ tài chính?

Căn cứ khoản 5 điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; người sử dụng đất lấn chiếm được cấp sổ đỏ phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính.

Trường hợp lấn chiếm đất nông trường từ ngày 1/7/2004 đến trước ngày 1/7/2014 sẽ bị thu hồi khi nào?

Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì sẽ bị thu hồi.

Các nghĩa vụ tài chính người sử dụng đất có thể phải chịu?

– Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất;
– Tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê;
– Thuế sử dụng đất;
– Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
– Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai;
– Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
– Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Trả lời