Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài thế nào?

08/10/2021
Giải quyết xung đột pháp luật
1749
Views

Sự giao lưu giữa các quốc gia làm phát sinh các mối quan hệ dân sự giữa các cá nhân; pháp nhân của các quốc gia với nhau. Để ghi nhận lại sự giao kết giữa các bên; thì hình thức hợp đồng chính là yếu tố quan trọng. Nhưng do yếu tố nước ngoài nên việc xung đột trong hợp đồng vẫn xảy ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách thức giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng là gì?

Xung đột pháp luật về hợp đồng là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thông pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Vấn đề đặt ra là áp dụng pháp luật nước nào để xác định tính hợp pháp của hợp đồng đó.

Như vậy; Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng là việc xác định cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Việc xác định cơ sở pháp lý dựa vào phương pháp thực chất để trực tiếp áp dụng quy định; hoặc dựa vào phương pháp xung đột để xác định hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

Nguồn pháp luật nào được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng?

Nguồn pháp luật quốc tế

Nguồn pháp luật quốc tế là một hệ thống các nguyên tắc; quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Hệ thống nguồn pháp luật quốc tế thể hiện chủ yếu dưới các hình thức như điều ước quốc tế; pháp luật của liên minh châu Âu; các tổ chức quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế.

Đối với Việt Nam; bên cạnh Điều ước quốc tế phổ biến mà Việt Nam đã gia nhập là Công ước Vienna 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; thì các điều ước song phương chủ yếu là các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã kí kết với các nước cũng góp phần là cơ sở pháp lý điều chỉnh thống nhất các xung đột pháp luật về hợp đồng.

Nguồn pháp luật quốc gia

Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng của mình để điều chỉnh hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Pháp luật quốc gia bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật; tập quán và án lệ.

Pháp luật quốc gia được xem là nguồn cơ bản và phổ biến trong tư pháp quốc tế; là cơ sở để xác định tính pháp lý của hợp đồng và đảm bảo cho sự thỏa thuận của các bên được thực hiện một cách hiệu quả; đồng thời đưa ra các giới hạn của sự thỏa thuận.

Việt Nam không xây dựng một bộ luật tư pháp quốc tế riêng; nguồn luật chủ yếu điều chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ Hiến pháp đến các luật; bộ luật và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật.

Như vậy; cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng có yếu tố nước ngoài hiện nay khá đa dạng; phong phú cho các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng có thể lựa chọn; hoặc các cơ quan tài phán có thể áp dụng khi giải quyết tranh chấp.

Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng

Nguyên tắc giải quyết theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng.

Bản chất của quan hệ dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể trong quan hệ dân sự đó. Chính vì vậy; bất kì một quan hệ dân sự nào cũng đều được ưu tiên trước hết là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự.

Trước hết pháp luật được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng là pháp luật của nước mà các bên trong quan hệ hợp đồng đó thỏa thuận xác định và có thể được thể hiện trong hợp đồng; hoặc các hình thức khác.

Bởi lẽ đó mà đến BLDS năm 2015; lần đầu tiên tư duy lập pháp được thay đổi theo hướng tôn trọng sự lựa chọn của các bên chủ thể hợp đồng.

Điều này có nghĩa rằng pháp luật trước hết cho phép; và tôn trọng sự thỏa thuận của các bên; lựa chọn hệ thống pháp luật nào áp dụng cho hợp đồng thì chính hệ thống pháp luật đó sẽ quyết định việc giải quyết xung đột.

Các trường hợp ngoại lệ không tuân theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng

Tuy nhiên; vì lý do về chình trị cũng như các lý do khác đảm bảo tính chủ quyền của mỗi quốc gia mà một số trường hợp thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng của các bên không được công nhận.

Đối với pháp luật Việt Nam hợp đồng có yếu tố nước ngoài sẽ được coi là hợp pháp nếu hợp đồng đó đáp ứng được các điều kiện về hình thức; và phù hợp với các quy định của pháp luật mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn.

Pháp luật Việt Nam hiện nay có quy định về các loại hợp đồng mà hình thức bắt buộc phải bằng văn bản; có công chứng, chứng thực, đăng ký; hoặc được xin phép mới có giá trị pháp lý.

Tuy BLDS năm 2015 công nhận nguyên tắc luật do các bên lựa chọn để áp dụng đối với hình thức hợp đồng; nhưng đồng thời pháp luật cũng có quy định ngoại lệ áp dụng đối với hợp đồng điện tử; và hợp đồng liên quan đến bất động sản. Trong trường hợp này hợp đồng không phụ thuộc vào luật do các bên lựa chọn và luật nơi giao kết hợp đồng.

Mời bạn đọc xem thêm

Có được ký hợp đồng lao động với người dưới 18 tuổi không?

Chế tài phạt vi phạm và bồi thường do vi phạm hợp đồng thương mại

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng điện tử là gì?

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điêp giữ liệu; và giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp giữ liệu.
Như vậy; thông điệp dữ liệu có thể được coi là có giá trị như văn bản; có giá trị như bản gốc và có giá trị như chứng cứ.

Hình thức của hợp đồng là gì?

Hình thức của hợp đồng được hiểu là cách thức ghi nhận, lưu trữ, truyền tải nội dung của hợp đồng; hay hình thức của hợp đồng chính là cách thể hiện; chứa đựng các điều khoản do các bên chủ thể thỏa thuận.

Các trường hợp được xem là hợp đồng có yếu tố nước ngoài?

Hợp đồng được xác định là hợp đồng có yếu tố nước ngoài thuộc các trường hợp khoản 2 Điều 663 BLDS năm 2015:
– Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
– Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam; pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
– Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam; pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. 

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời