Hành vi hủy hoại thủy sản sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

09/09/2021
Hành vi hủy hoại thủy sản sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
795
Views

Hành vi hủy hoại thủy sản là một hành vi vi phạm pháp luật. Có một thực trạng đáng buồn là hiện nay hành vi này diễn ra ngày càng phổ biến. Những đối tượng có hành vi vi phạm này đều sẽ bị xử lý bằng những chế tài nghiêm minh. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc có liên quan. Đây là vụ việc về hành vi hủy hoại thủy sản trên hồ Hòa Bình.

Tóm tắt vụ việc

Ngày 8/9, thông tin từ Đội CSGT Đường thủy, Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa bắt giữ 5 đối tượng, sử dụng phương tiện đường thủy đánh bắt cá bằng súng, kích điện, hủy hoại thủy sản trên hồ Hòa Bình.

Trước đó, Tổ Tuần tra kiểm soát (TTKS) thuộc Đội CSGT Đường thủy nhận được tin báo trên vùng hồ Hòa Bình có 5 đối tượng, sử dụng phương tiện đường thủy đánh bắt cá bằng súng, kích điện.

Tổ TTKS đã nhanh chóng phối hợp với Công an xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc dùng xuồng máy truy tìm. Đến khoảng 14h30 cùng ngày, lực lượng chức năng đã vây bắt được cả 5 đối tượng đang có hành vi sử dụng súng điện đánh bắt cá trái phép trên lòng hồ Hòa Bình.

Vậy hành vi hủy hoại thủy sản này sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020

Nghị định 42/2019/NĐ-CP

Hành vi hủy hoại thủy sản là gì?

Hủy hoại nguồn lợi thủy sản được hiểu là hành vi (một trong các hành vi) sau đây:

Sử dụng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác, dùng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản.

Khai thác thủy sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm…

Khai thác các loài thủy sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ.

Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ.

Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Ngoài ra, tại điều 242, BLHS 2015 có quy định về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản như sau:

Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây; gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị xử lý hình sự.

Cấu thành tội phạm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Nếu hành vi hủy hoại thủy sản nào có đầy đủ các yếu tố cấu thành sau đây thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự:

Mặt khách quan: 

Về hành vi.

Có một trong các hành vi sau:

+ Sử dụng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác, dùng điện; hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản; hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản.

+ Khai thác thủy sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài; hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm.

+ Khai thác các loài thủy sản quý hiếm bị cấm (theo  quy định của Chính phủ).

+ Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản quý hiếm được bảo vệ (theo quy định của Chính phủ).

+ Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Về hậu quả

Hành vi nêu trên phải gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Hậu quả nghiêm trọng có thể là:

+ Thiệt hại về tính mang: làm chết một người (như dùng điện rà cá làm chết người…).

+ Thiệt hại về sức khỏe: Gây tổn hại sức khỏe cho một người với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên (như dùng thuốc nổ đánh cá dẫn đến làm người khác bị tổn hại sức khỏe).

+ Thiệt hại về tài sản: Từ ba mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng (làm chết các loại thủy sản; làm mất một số loài thủy sản quý hiếm…).

+ Gây ô nhiễm môi trường.

Chú ý: Đối với trường hợp không gây hậu quả nghiêm trọng thì phải thuộc một trong các trường hợp sau mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này (nêu ở trên) mà còn vi phạm.

+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý, bảo vệ môi trường; người ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Hành vi hủy hoại thủy sản bị xử lý như thế nào?

Hành vi hủy hoại thủy sản tùy vào tính chất từng trường hợp sẽ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính hành vi hủy hoại thủy sản

Điều 6, nghị định 42/2019 có quy định các mức xử phạt sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản

Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Mức 1

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá; không tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới; thay đổi hoặc phá bỏ công trình; hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản; cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản;

Mức 2

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại nguồn lợi thủy sản; hoặc hệ sinh thái thủy sinh; hoặc khu vực thủy sản tập trung sinh sản hoặc khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống; phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý; hiếm hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

Mức 3

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi lấn; chiếm hoặc gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

Mức 4

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò; khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm; hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống; khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống; đường di cư của loài thủy sản.

Truy cứu trách nhiệm hình sự tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Điều 242. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, BLHS 2015 quy định các khung hình phạt sau:

Khung 1

Người nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây; gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản; hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;

b) Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;

c) Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 của Bộ luật này;

d) Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

g) Vi phạm quy định khác của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm:

a) Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Làm chết người;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc thủy sản thu được trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Làm chết 02 người trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Quy định đối với pháp nhân

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm; hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Tội hủy hoại rừng bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Hành vi phá rừng bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Hành vi ngắt hệ thống camera vào trộm tiệm cầm đồ bị xử lý thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Hành vi hủy hoại thủy sản sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Mức xử phạt đối với pháp nhân thương mai có hành vi hủy hoại thủy sản là như thế nào?

Theo điểm e, khoản 1, điều 3 luật xử lý vi phạm hành chính:
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy mức xử phạt trong trường hợp này cho pháp nhân sẽ là gấp đôi số tiền xử phạt được quy định trong điều 6, nghị định 42/2019/NĐ-CP.

Hình phạt bổ sung khi bị xử phạt hành chính với hành vi hủy hoại thủy sản là gì?

Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, bao gồm: Tàu cá, ngư cụ, công cụ kích điện, chất cấm, hóa chất, hóa chất cấm, chất độc, thủy sản và sản phẩm thủy sản khai thác, giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung

Đồng phạm với tội danh hủy hoại thủy sản bị xử lý ra sao?

Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm; như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh; cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận