Hành vi ngắt hệ thống camera vào trộm tiệm cầm đồ bị xử lý thế nào?

17/08/2021
616
Views

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, song song với đó là vấn nạn tội phạm gia tăng. Hoạt động tội phạm diễn ra lén lút và ngày càng tinh vi hơn. Mới đây nhất đối tượng Lê Hoàng Bảo Phúc (SN 2000, trú tại Phường Nam Lý, Đồng Hới) bị công an bắt giữ về hành vi trộm cắp tài sản. Con số thống kê tổng giá trị tài sản Phúc đã trộm cắp là 334 triệu đồng. Vậy hành vi ngắt hệ thống camera vào trộm tiệm cầm đồ Hãy cùng phòng tư vấn Luật hình sự của Luật sư 247 tìm câu trả lời nhé.

Sáng ngày 25/7 tiệm cầm đồ Anh Trâm (số 87 Nguyễn Hữu Cảnh, Đồng Hới) phát hiện tiệm có dấu hiệu của kẻ gian cậy khóa, đồ đạc lộn xộn. Qua kiểm tra phát hiện mất 23 chiếc điện thoại di động, 12 triệu tiền mặt và nhiều ngoại tệ. Do đó tiệm đã làm đơn trình báo với cơ quan quan công an ngay trong sáng hôm đó. Ngày 15/8, điều tra cơ quan công an xác định đối tượng thực hiện vụ trộm cắp tài sản nói trên là Lê Hoàng Bảo Phúc. Đối tượng ngay sau đó được giải về đồn để lấy lời khai. Tại đây, Phúc khai nhận động cơ phạm tội là để lấy lại điện thoại của mình. Đối tượng thừa nhận hàng vi của mình được nghiên cứu và chuẩn bị trước. Sau khi thành công thì dùng số tiền đó vào việc mua xe, mua vàng và tiêu sài cho bản thân. Do đó khi bắt giữ chỉ thu được 39 triệu đồng tiền mặt.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là hành vi trộm cắp tài sản?

Trộm cắp tài sản là hành vi thực hiện lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý.

Hành vi trộm cắp tài sản bị xử lý ra sao?

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi trộm cắp tài sản có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản

Hành vi trộm cắp tài sản có thể phải đối mặt với các mức hình phạt sau:

Thứ nhất, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi: tài sản trộm cắp trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. Hoặc tài sản trộm cắp trị giá dưới 2.000.000 đồng trong trường hợp:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là di vật, cổ vật.

Thứ hai, phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi: phạm tội có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; hành hung để tẩu thoát; tài sản là bảo vật quốc gia; tái phạm nguy hiểm.

Thứ ba, phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Thứ tư, phạt tù từ 12 năm đến 20 năm khi: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội trộm cắp tài sản có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Giải quyết tình huống

Xét thấy hành vi đã cấu thành tội trộm cắp tài sản vì những lí do sau:

Thứ nhất, Phúc có năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu không có khả năng thì làm sao Phúc có thể lên kế hoạch thực hiện thủ đoạn tinh vi như vậy.

Thứ hai, hành vi này xâm phạm tới quan hệ sở hữu tài sản. Cụ thể trong trường hợp này tổng giá trị tài sản là 334 triệu đồng.

Thứ ba, đây là hành vi lén lút để chiếm đoạt tài sản. Thực hiện vào đêm và không để ai phát hiện ra. Kết quả là, Phúc đã thành công chiếm đoạt được tài sản 334 triệu đồng.

Thứ tư, Phúc thực hiện lỗi cố ý trong trường hợp này. Mục đích phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản của tiệm cầm đồ.

Hành vi ngắt hệ thống camera vào trộm tiệm cầm đồ bị xử lý thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 3 điều 173 Bộ luật hình sự quy định:

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.”

Như vậy Phúc có thể phải chị mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Tuy nhiên Phúc có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nếu thực hiện đồng thời 2 hành vi sau đây:

-Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.

-Chủ động hoàn tiền một phần hoặc toàn bộ cho tiệm cầm đồ.

Bên cạnh đó nếu đây là lần đầu phạm tội thì cũng có thể tính là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về” Hành vi ngắt hệ thống camera vào trộm tiệm cầm đồ bị xử lý thế nào?“. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch của của Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Lén trộm cắp tài sản mức xử phạt như thế nào?

-Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
-Phạt tù từ 02 đến 07 năm
-Phạt tù từ 07 đến 15 năm
-Phạt tù từ 12 đến 20 năm

Mức xử phạt hành chính nào cho tội trộm cắp tài sản?

Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, đối với hành vi trộm cắp tài sản có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Làm sao để nhận diện hành vi trộm cắp và trộm cướp tài sản?

Ăn trộm thường chỉ các hành vi lén lút, bí mật để chiếm đoạt tài sản trái phép mà chủ nhân không biết còn ăn cướp chỉ các hành vi cưỡng đoạt trực tiếp sự vật từ nạn nhân và có thể dùng vũ lực để ép buộc hoặc đe dọa

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận