Các trường hợp người vi phạm được loại trừ trách nhiệm hình sự

24/08/2021
Trách nhiệm hình sự
984
Views

Không phải mọi hành vi gây hậu quả có thiệt hại cho xã hội đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy các trường hợp nào vi phạm mà pháp luật quy định được loại trừ trách nhiệm hình sự? Hãy cùng phòng tư vấn luật hình sự của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp luật

Bộ luật hình sự 2015.

Nội dung tư vấn

Theo quy định bộ luật hình sự 2015; có tất cả 07 trường hợp vi phạm được loại trừ trách nhiệm hình sự. Cụ thể các trường hợp đó được quy định như sau.

Sự kiện bất ngờ

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi:

+ Đang mắc bệnh tâm thần,

+ Một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Loại trừ trách nhiệm hình sự do phòng vệ chính đáng gây ra

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Lưu ý: Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

– Hình phạt đối với người thực hiện hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng.

+ Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

+ Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Ngoài ra người thực hiện hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phẩm cho người bị thiệt hại.

Loại trừ trách nhiệm hình sự do tình thế cấp thiết

Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

+ Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

+ Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ tội phạm

Trong khi bắt giữ người phạm tội, vì hành vi cũng như thủ đoạn của người phạm tội vượt quá khả năng bắt giữ của người thực hiện nhiệm vụ, không còn cách nào khác buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hình phạt đối với trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ tội phạm.

+ Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  • Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

+ Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Nhiều lúc, khi thực hiện nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới sẽ không tránh khỏi rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, một người chỉ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu rủi ro xảy ra dù đã tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà công việc yêu cầu.

Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

Trong khi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, khi đang thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên, nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo nhưng vẫn buộc phải chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Khi đó, người ra mệnh lệnh mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Lưu ý:

Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu càu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Các tội phạm hông được áp dụng thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự?

– Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;
– Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;
– Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự?

– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.

Theo quy định hiện hành tội phạm được phân thành mấy loại?

Pháp luật phân tội phạm thành 4 loại:
– Tội phạm ít nghiêm trọng.
– Tội phạm nghiêm trọng.
– Tội phát rất nghiêm trọng.
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự là bao lâu?

Thời hiệu truy cứu hình sự được quy định như sau:
+ 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
+ 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
+ 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
+ 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời