Hành vi chế tạo và tàng trữ súng trái phép bị xử lý thế nào theo quy định?

27/08/2021
Hành vi chế tạo và tàng trữ súng trái phép bị xử lý thế nào theo quy định?
761
Views

Thời gian gần đây, tình trạng chế tạo và tàng trữ súng trái phép đang ngày càng ra tăng. Đây dần trở thành một vấn đề nhức nhối trong dư luận xã hội. Liên quan đến nội dung này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc về một nhóm đối tượng đã thực hiện hành vi chế tạo, tàng trữ súng trái phép.

Tóm tắt vụ việc

Ngày 26/8, tin từ VKSND huyện Đức Linh cho biết đơn vị này đã phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Linh (Bình Thuận) tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám xét nơi ở của Bùi Ngọc Sơn và đồng bọn là nơi phát hiện tàng trữ nhiều súng và dụng cụ để chế tạo vũ khí trái phép.

Lực lượng công an phát hiện tại nhà Sơn có nhiều súng và dụng cụ để tháo lắp, chế tạo súng nên đã báo sự việc lên cấp trên.

Qua khám xét, lực lượng chức năng phát hiện 2 khẩu súng loại giống súng săn; 1 khẩu súng loại Rulo. Ngoài ra còn phát hiện nhiều dụng cụ và phụ kiện để lắp ráp súng.

Quá trình làm việc, bước đầu, Bùi Ngọc Sơn khai nhận tất cả số súng trên là của Sơn đặt mua phụ kiện trên mạng xã hội rồi về tự lắp ráp để sử dụng và bán lại cho người khác kiếm lời.

Vậy hành vi chế tạo và tàng trữ súng trái phép này sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019

Quy định của pháp luật về việc chế tạo và tàng trữ súng đạn

Vũ khí là gì?

“Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất. Vũ khí bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.”

Ta có thể hiểu vũ khí quân dụng là loại vũ khí được cá nhân, tổ chức thực hiện chế tạo, sản xuất theo một chu trình bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 để tư đó các cơ quan Nhà nước tiến hành thi hành công vụ.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, vũ khí được hiểu là một loại thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được các cá nhân, tổ chức thực hiện chế tạo, sản xuất và có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất. Chính vì thế, nhà nước ta đặc biệt quan tâm công tác quản lý, sản xuất, sử dụng, kinh doanh các loại vũ khí và đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này.

Ai được phép sử dụng súng đạn, vũ khí?

Theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; chỉ những đối tượng sau đây mới có thể được trang bị và sử dụng vũ khí:

Đối với vũ khí quân dụng:

  • Quân đội nhân dân;
  • Dân quân tự vệ;
  • Cảnh sát biển;
  • Công an nhân dân;
  • Cơ yếu;
  • Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Kiểm lâm, Kiểm ngư;
  • An ninh hàng không;
  • Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.

Đối với vũ khí thể thao:

  • Quân đội nhân dân;
  • Dân quân tự vệ;
  • Công an nhân dân;
  • Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
  • Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh;
  • Cơ quan, tổ chức khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao.

Đối với vũ khí thô sơ:

  • Quân đội nhân dân;
  • Dân quân tự vệ;
  • Cảnh sát biển;
  • Công an nhân dân;
  • Cơ yếu;
  • Kiểm lâm, Kiểm ngư;
  • An ninh hàng không;
  • Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
  • Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
  • Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.

Đối với các loại vũ khí còn lại là súng săn và vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự thì đây là hai loại vũ khí tự chế, không chính quy nên pháp luật có quy định cấm sử dụng và không có đối tượng cụ thể được phép sử dụng.

Hành vi chế tạo và tàng trữ súng trái phép bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành chính với hành vi chế tạo và tàng trữ súng trái phép

Hành vi chế tạo và tàng trữ súng trái phép sẽ bị xử phạt như sau:

Căn cứ điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

“6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. a) Sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép”.

Ngoài ra, còn bị tịch thu súng tự chế được quy định tại điểm a khoản 8 điều 10 Nghị định 167, cụ thể:

“8. Hình thức xử phạt bổ sung:

  1. a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này”

Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi chế tạo và tàng trữ súng trái phép

Theo điều 306, Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định theo các khung sau:

Khung 1

Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt:

Súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao; công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Làm chết người;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

b) Làm chết 02 người trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, trong trường hợp này, người có hành vi vi phạm có thể phải đối mặt với tội danh chế tạo và tàng trữ súng trái phép với các mức xử phạt, mức án đã được đề xuất ở trên. Để xác định cụ thể mức án chính xác cho đối tượng, chúng ta cần theo dõi thêm các tình tiết mới từ cơ quan điều tra.

Giải quyết tình huống

Như vậy, theo những quy định trên thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, người có hành vi chế tạo và tàng trữ súng trái phép sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với xử phạt hành chính, mức phạt cao nhất lên tới 40 triệu đồng và bị tịch thu số lượng súng được chế tạo trái phép.

Đối với trách nhiệm hình sự, mức án cao nhất lên tới 7 năm tù và bị phạt tiền lên tới 50 triệu đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Nổ súng gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào theo quy định?
Hành vi lợi dụng tiêm vaccine để thu lợi bất chính sẽ bị xử lý ra sao?
Dùng căn cước công dân giả để chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Hành vi chế tạo và tàng trữ súng trái phép bị xử lý thế nào theo quy định? . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Luật quy định điều kiện để doanh nghiệp được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 37, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, quy định:
Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Sử dụng súng đạn cao su gây thương tích cho người khác thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% bằng công cụ hỗ trợ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ai được sử dụng vũ khí?

Đối với vũ khí quân dụng: Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, cảnh sát biển, công an nhân dân…
Đối với vũ khí thể thao: Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ; công an nhân dân…
Đối với vũ khí thô sơ: Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, cảnh sát biển, công an nhân dân…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời