Hành vi ăn chặn tiền hỗ trợ người dân bị xử lý như thế nào?

03/10/2021
Hành vi ăn chặn tiền hỗ trợ người dân bị xử lý như thế nào?
720
Views

Hành vi ăn chặn tiền hỗ trợ người dân bị xử lý như thế nào?

Thưa Luật sư, gần đây, tôi có xem tin tức và thấy ông Tân Phan Thanh Minh; 38 tuổi,;bị tình nghi lợi dụng vị trí Phó khu phố ở quận Bình Tân chiếm đoạt tiền hỗ trợ người dân khó khăn vì Covid-19. Theo như tôi được biết, ông Minh cùng một số thành viên ban điều hành khu phố được UBND phường giao nhiệm vụ cấp phát các khoản hỗ trợ của nhà nước dành cho người dân khó khăn trong đợt dịch. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, nhiều người dân ở khu phố 2, phường Bình Hưng Hoà B đến trụ sở Ban điều hành khu phố để hỏi về khoản tiền hỗ trợ thì đều nhận được thông báo là chưa có, cứ về chờ… Vậy hành ăn chặn tiền hỗ trợ người dân bị xử lý như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Nội dung tư vấn

Gần đây, tình hình dịch hết sức căng thẳng nên Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân. Tuy nhiên, một số đối tượng lợi dụng điều đó để trục lợi. Hành ăn chặn tiền hỗ trợ người dân có thể bị khởi tố về tội Tham ô tài sản.

Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội tham ô chiếm đoạt tài sản là người có chức vụ, quyền hạn; đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt.

Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội đã xam phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức nêu trên.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn.

Hành vi phạm tội đầu tiên phải là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quản lý.

Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý.

Thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản này có thể khác nhau nhưng thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện; phương tiện để có thể thực hiện hành vi tham ô tài sản; biến tài sản được giao thành tài sản của mình.

Hành vi ăn chặn tiền hỗ trợ người dân bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

Khung 1

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

Khung 4

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Khung 5

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khung 6

Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Giải quyết vấn đề

Hành vi của cán bộ ăn chặn tiền hỗ trợ Covid-19 của người dân là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Do đó, hành vi này có thể bị phạt tù từ 02 đến 20 năm; chung thân hoặc tử hình.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Hành vi ăn chặn tiền hỗ trợ người dân bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Công chức dùng bằng đại học giả để vào đại học bị xử lý thế nào?

Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
Ngoài ra công chức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức .

Thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Theo quy định tại điểm a, b khoản 1 điềi 175 Bộ luật hình sự 2015:
“Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”
 

Thế nào là hành vi chiếm giữ tài sản trái phép?

Hành vi chiếm giữ tài sản trái phép là hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu; người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận