Cán bộ chốt kiểm soát dịch lạm dụng chức vụ, quyền hạn bị xử lý như thế nào?

02/09/2021
can-bo-chot-kiem-soat-dich-lam-dung-chuc-vu-quyen-han-bi-xu-ly-nhu-the-nao
762
Views

Trưa ngày 16-8, anh H.T.Đ là một shipper đang đi chuyển hàng; khi đến chốt kiểm soát dịch covid-19 đường Thống Nhất thì bị lực lượng kiểm soát kiểm tra giấy tờ. Tại đây, anh H.T.Đ xuất trình giấy xét nghiệm âm tính nhưng có dấu hiệu chỉnh sửa ngày tháng; nên tổ trưởng chốt yêu cầu anh T.V.C (tổ phó chốt kiểm dịch) đưa anh H.T.Đ về Công an phường Bình An; xử lý theo quy định. Trên đường đi, T.V.C  hù dọa bỏ tù và yêu cầu anh H.T.Đ. phải đưa 2 triệu đồng để bỏ qua vi phạm; đồng thời cho qua chốt kiểm soát. Ngày 01/09/2021, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Dĩ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với T.V.C về hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản. Vậy, Cán bộ chốt kiểm soát dịch lạm dụng chức vụ, quyền hạn bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 79/2015/NĐ-CP

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn là gì?

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của người có chức vụ; quyền hạn đã vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.

Các yếu tố cấu thành tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan : Hành vi khách quan: hành vi vượt ra khỏi phạm vi quyền hạn của mình nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi vượt quyền hạn này chỉ thực hiện trên cơ sở chức vụ; quyền hạn đã có của người phạm tội. Người phạm tội đã sử dụng chức vụ; quyền hạn của mình như là phương tiện để thực hiện tội phạm. Để chiếm đoạt tài sản của người khác người phạm tội; có thể thực hiện tội phạm bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. 

Hình thức thể hiện bao gồm:

  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần người khác để chiếm đoạt tài sản của họ; người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn để đe dọa; cưỡng bức người khác; chiếm đoạt tài sản của họ. Người bị đe dọa vì sợ gây thiệt hại nên phải để cho người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác chiếm đoạt tài sản của họ: người phạm tội vượt quá chức vụ, quyền hạn của mình đưa ra những thông tin không đúng sự thực với người khác về việc giao tài sản và chiếm đoạt tài sản trên cơ sở người bị lừa dối tin và giao tài sản.
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác được giao cho người phạm tội trên cơ sở tín nhiệm: người có chức vụ, quyền hạn được người khác tín nhiệm giao tài sản nhưng đã lạm dụng sự tín nhiệm đó và chiếm đoạt tài sản.

Chủ thể: 

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản phải là người từ đủ 16 tuổi lên và phải có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác là chủ thể đặc biệt; tức là chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới chiếm đoạt được tài sản của người khác.

Tuy nhiên, những người không có chức vụ; quyền hạn vẫn có thể trở thành chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản với vai trò là đồng phạm.

Khách thể:

Khách thể của tội phạm này là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu; mất uy tín; mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền; cao hơn là chính thể bị sụp đổ.

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội mà vẫn thực hiện; thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Và mục đích phạm tội là chiếm đoạt được tài sản từ người khác về cho mình.

Động cơ phạm tội là vụ lợi: Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội bởi vì lòng tham của cải vật chất.

Cán bộ chốt kiểm soát dịch lạm dụng chức vụ, quyền hạn bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo điều 355 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

Khung 1: bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm

Phạt tù từ 01 năm đến 06 năm nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:

  • Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng theo quy định của Bộ luật Hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Khung 2 : bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:

  • Phạm tội có tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, cứu trợ; quyên góp cho những vùng bị thiên tai; dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

Khung 3: bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
  • Dẫn đến hậu quả doanh nghiệp; tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Khung 4: bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Có thể bạn quan tâm

Tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định thế nào?

Đăng tin sai sự thật về hoạt động của chốt kiểm soát dịch bị xử lý thế nào?

Thông chốt Covid-19 gây thương tích cán bộ bị xử lý ra sao?

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Cán bộ chốt kiểm soát dịch lạm dụng chức vụ, quyền hạn bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người không có chức vụ, quyền hạn có thể trở thành chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản?

Chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới chiếm đoạt được tài sản của người khác. Tuy nhiên, những người không có chức vụ, quyền hạn vẫn có thể trở thành chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản với vai trò là đồng phạm.

Mua giấy đi đường giả để thông chốt bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành chính:  Đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; thì căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP, người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt với mức tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đồng thời bị tịch thu Văn bằng, chứng chỉ giả…
Truy cứu trách nhiệm hình sự: Căn cứ theo điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội làm giả con dấu; tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức: thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời