Phục hồi sản xuất công nghiệp trong bối cảnh COVID- 19

04/10/2021
Phục hồi sản xuất công nghiệp trong bối cảnh COVID- 19
819
Views

Dịch COVID-19 bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết; Chỉ thị; chỉ đạo về phòng, chống dịch COVID-19. Doanh nghiệp có cơ hội phục hồi sản xuất công nghiệp trong bối cảnh COVID-19 thế nào? Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì? Đối tượng được hỗ trợ khi bị ảnh hưởng bởi COVID-19? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Chỉ thị 27/CT-TTg 2021

Nội dung tư vấn

Phục hồi sản xuất công nghiệp trong bối cảnh COVID-19 thế nào?

Ngày 03/10/2021, Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 27/CT-TTg về phục hồi sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống Covid-19.

Về phía doanh nghiệp

Các doanh nghiệp với vai trò là chủ thể của quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh; phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; để thống nhất phương án sản xuất, lưu thông hàng hóa, đi lại và ăn ở của người lao động.

Về phía các cơ quan nhà nước

  • Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo phục hồi sản xuất; phân công nhiệm vụ cụ thể (có thể hình thành nhiều tổ công tác) để triển khai kế hoạch; thông qua phương án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.
  • Ủy ban nhân dân các tỉnh chủ động phối hợp với Bộ Y tế; để phân bổ kịp thời vắc xin tiêm phòng cho người lao động tại các doanh nghiệp; xem xét quyết định cho mở lại một số dịch vụ cần thiết để phục vụ đời sống người lao động; phối hợp chặt chẽ trong quản lý, thống nhất phương án di chuyển của người lao động giữa các địa bàn…
  • Bộ Y tế khẩn trương ban hành các quy định cụ thể về giãn cách; xét nghiệm trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; quy định về điều kiện sản xuất và cách thức xử lý khi phát hiện người lao động nhiễm Covid-19.
    Tổ chức phân bổ kịp thời vắc xin cho các địa phương; để tiêm phòng cho người lao động tại các doanh nghiệp;
    Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận kịp thời nguồn cung cấp kit xét nghiệm; để các doanh nghiệp chủ động về vật tư y tế trong kiểm soát phòng, chống dịch.
  • Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn các địa phương bảo đảm lưu thông hàng hóa; phục vụ phục hồi sản xuất công nghiệp, kinh doanh;
    Tăng cường công tác thanh tra; kiểm tra; xử lý nghiêm các vi phạm của các tập thể, cá nhân không thực hiện đúng quy định của Chính phủ.
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư kịp thời chỉ đạo; hướng dẫn; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư; phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế.
  • Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia; lao động nước ngoài được nhập cảnh và thực hiện cách ly theo quy định của Bộ Y tế…

Phục hồi sản xuất công nghiệp trong bối cảnh COVID-19 qua việc hỗ trợ người lao động?

Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021; có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Người lao động dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động; hợp đồng làm việc (từ 01/01/2020 đến hết 30/9/2021) có thời gian đóng bảo hiểm theo quy định; không bao gồm người đã có quyết định hưởng lương hưu hàng tháng.

Không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Ai được giảm tiền điện do ảnh hưởng Covid-19 đợt 4?

Ngày 06/8/2021, Bộ Công Thương có Công văn 4748/BCT-ĐTĐL về hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của Covid-19 đợt 4.

Lao động tự do có được hưởng hỗ trợ từ Quỹ BHTN không?

Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương; các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí; xác định đối tượng; mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần; hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.

Lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn cho DN khó khăn do Covid-19 đến 31/12/2021 được không?

Đồng ý cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (doanh nghiệp có số lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trong tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên) được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2021.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác · Tư vấn luật

Trả lời