Hạch toán hóa đơn ngoại tệ như thế nào?

31/10/2023
Hạch toán hóa đơn ngoại tệ
201
Views

Hiện nay việc thực hiện hoạt động mua bán ngoại tệ hay việc mua bán bằng ngoại tệ đều phải tuân thủ theo các quy định mà pháp luật đã quy định cụ thể chứ không được phép tự ý thực hiện. Vậy nên các vấn đề liên quan đến những hoạt động này cũng sẽ phải tuân thủ theo các quy định nhất định. Sau đây mời các bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Hạch toán hóa đơn ngoại tệ” qua bài viết dưới đây của chúng tô nhé.

Quy định về thị trường ngoại tệ

Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại ngoại tệ. Theo quy định của pháp luật hiện hành của nước ta thì không phải ai cũng được tham gia thị trường ngoại tệ này mà chỉ bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hay các tổ chức tín dụng đã được cấp phép, còn khách hàng trên thị trường ngoại tệ là người cư trú hoặc người không cư trú tại Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định điều kiện, phương thức, các loại hình nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ.

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN quy định về trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.

Tỷ giá quy đổi trạng thái của ngoại tệ được áp dụng theo quy định sau:

a) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ: là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày báo cáo.

b) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác: là tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào cuối ngày báo cáo.

-Thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép.

-Thành viên tham gia thị trường ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép với khách hàng bao gồm tổ chức tín dụng được phép, bàn đổi ngoại tệ và khách hàng là người cư trú, người không cư trú tại Việt Nam.

– Các đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ của Việt Nam được thực hiện các loại hình giao dịch theo thông lệ quốc tế khi đáp ứng các điều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

*Hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

– Nguyên tắc thực hiện giao dịch

+ Việc thực hiện giao dịch ngoại tệ phải phù hợp với quy định tại Thông tư này, phạm vi hoạt động ngoại hối của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Giấy phép. Đối với các giao dịch ngoại tệ mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cho phép kinh doanh, cung ứng thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó chỉ được thực hiện các giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép với vai trò là tổ chức kinh tế theo quy định tại Thông tư này.

+ Các bên tham gia giao dịch ngoại tệ phải xác lập và thực hiện giao dịch trên nguyên tắc trung thực, rõ ràng và tự chịu trách nhiệm về quyết định giao dịch của mình.

+ Giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép khác chỉ do trụ sở chính của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoặc trụ sở tại Việt Nam của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối thực hiện. Quy định này không áp dụng đối với giao dịch đồng tiền của các nước có chung biên giới với Việt Nam tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu.

– Loại hình và phạm vi giao dịch được phép

+ Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn với tổ chức tín dụng được phép khác.

+ Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch bán quyền chọn với tổ chức kinh tế.

+ Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn với người cư trú là tổ chức khác và cá nhân.

+ Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay với người không cư trú là tổ chức, cá nhân và giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn với người không cư trú quy định tại khoản 5 Điều này.

+ Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn với người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trái phiếu Chính phủ phát hành bằng Đồng Việt Nam tại thị trường trong nước để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho trái phiếu đầu tư của nhà đầu tư.

Hạch toán hóa đơn ngoại tệ

Hạch toán hóa đơn ngoại tệ

Hiện nay với bối cảnh hội nhập kinh tế của đất nước dẫn đến việc phát sinh nhiều nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ của các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Khi các doanh nghiệp tiến hành mua bán bằng ngoại tệ thì các kế toán phải nắm vững các nguyên tắc và phương pháp hạch toán tỷ giá liên quan.

Khi cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp thực kinh doanh lĩnh vực bất kỳ như mua bán sản phẩm, dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có sổ đỏ, xuất nhập khẩu đều cần hạch toán hóa đơn, nếu người làm việc là ở nước ngoài thì có thể dùng hóa đơn ngoại tê.

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, tùy theo trường hợp mà doanh nghiệp sẽ hạch toán khác nhau:

Cách hạch toán ngoại tệ trong trường hợp mua vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, dịch vụ bằng ngoại tệ

  • Nợ các tài khoản: 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch).
  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính nếu lỗ theo tỷ giá hối đoái.
  • Có TK 111 (1112), 112 (1122) theo tỷ giá ghi sổ kế toán.
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính nếu lãi theo tỷ giá hối đoái.

Trường hợp mua vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, dịch vụ bằng ngoại tệ nhưng chưa thanh toán, vay hoặc nhận nợ nội bộ bằng ngoại tệ

  • Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642…
  • Có các TK 331, 341, 336…

Trường hợp ứng trước ngoại tệ cho người bán để mua hàng hóa, vật tư, TSCĐ, dịch vụ

Kế toán cần phản ánh số tiền ứng theo tỷ giá thực tế tại thời điểm ứng trước, cụ thể:

  • Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (theo tỷ giá thực tế của ngày ứng trước).
  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính trong trường hợp lỗ tỷ giá hối đoái.
  • Có các TK 11 (1112), 112 (1122) theo tỷ giá được ghi trên sổ kế toán.
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính trong trường hợp lãi tỷ giá hối đoái.

Khi nhận hàng hóa, vật tư, tài sản cố định từ người bán

Với giá trị hàng hóa, vật tư, TSCĐ, dịch vụ đã ứng trước bằng ngoại tệ, ghi nhận theo tỷ giá thực tế tại thời điểm ứng trước:

  • Nợ TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642.
  • Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế của ngày ứng trước).

Với giá trị hàng hóa, vật tư, TSCĐ, dịch vụ vẫn còn nợ:

  • Nợ TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).
  • Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).

Cách hạch toán ngoại tệ trong trường hợp thanh toán khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ

  • Nợ TK 331, 336, 341 – Tỷ giá ghi sổ kế toán.
  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (trường hợp lỗ tỷ giá hối đoái).
  • Có TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).

Xem thêm thông tin >>

Hạch toán thuế nhà thầu nước ngoài như thế nào?

Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên thị trường ngoại tệ

Theo quy định của pháp luật thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trò là đối tượng thực hiện việc mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước, hoạt động này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Vậy nên hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên thị trường ngoại tệ sẽ phải tuân thủ theo các quy định cụ thể.

Căn cứ biến động tỷ giá trên thị trường ngoại tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và thực hiện phương án can thiệp mua hoặc bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước.

Cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam

-Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện điều tiết tỷ giá hối đoái thông qua việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ và thực hiện phương án can thiệp trên thị trường ngoại tệ.

– Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại,  vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ,

Quản lý vàng là ngoại hối

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước; quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng; quản lý vàng trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Hạch toán hóa đơn ngoại tệ hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về tranh chấp đất đai khi đã có sổ đỏ Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Quy định quản lý ngoại hối của ngân hàng thế nào?

Quy định pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối được quy định tại Pháp lệnh ngoại hối 2005.  Pháp lệnh Ngoại hối có ưu điểm là một bước tiến mới trong cải cách cơ chế hoạt động quản lý ngoại hối, mặt khác nó là một nhân tố đặc biệt trong sự hội nhập của nền kinh tế.
Pháp lệnh Ngoại hối 2005 được ban hành nhằm:
Thứ nhất, để giải quyết các vấn đề trong hệ thống các quy định về quản lý ngoại hối
Thứ hai, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất thể hóa các quy định trong quản lý ngoại hối và đảm bảo  hiệu lực trong các quy định về quản lý ngoại hối.
Pháp lệnh Ngoại hối 2005 đã xây dựng một hệ thống quản lý chặt chẽ nhằm đổi mới đáng kể. Mặt khác, chính phủ và ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản dưới luật đẻ nhằm đảm bảo về việc quản lý ngoại hối. Kể từ khi Pháp lệnh Ngoại hối được ban hành, những quy định về tự do hóa trong quản lý ngoại hối đã được thể chế hóa. Bên cạnh những quy định thông thoáng, cởi mở, chính sách QLNH cũng quy định một số biện pháp hạn chế, hoặc bắt buộc về ngoại hối được áp dụng tạm thời trong những điều kiện khẩn cấp nhằm đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.

Các thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên hàng?

Các thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên hàng được quy định trong điều 2 của Quy chế. Cụ thể bao gồm các ngân hàng sau:
–  Ngân hàng thương mại quốc doanh
–  Ngân hàng đầu tư phát triển
–  Ngân hàng thương mại cổ phần
–  Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam
– Ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam với ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
–  Ngân hàng Nhà nước trung ương.
Phương thức giao dịch thị trường ngoại tệ liên hàng được quy định ở điều 11, cụ thể bao gồm các phương tiện như điện thoại, telex, fax hoặc qua mạng vi tính.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.