Hạch toán thuế nhà thầu nước ngoài như thế nào?

30/10/2023
Hạch toán thuế nhà thầu nước ngoài như thế nào?
138
Views

Thuế nhà thầu nước ngoài cũng tương tự như những loại thuế khác thì cũng phải kê khai, nộp thuế và hạch toán đúng quy định pháp luật. Thuế nhà thầu cũng bao gồm các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng. Do đó, khi hạch toán thuế nhà thầu có nghĩa là kế toán viên sẽ hạch toán những loại thuế trên. Vậy hạch toán thuế nhà thầu nước ngoài như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này cũng như được hướng dẫn hạch toán thuế nhà thầu nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 103/2014/TT-BTC;
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC.

Hạch toán thuế nhà thầu nước ngoài như thế nào?

Theo quy định pháp luật, khi kinh doanh hay phát sinh thu nhập tại Việt Nam thì nhà thầu nước ngoài và nhà thầu phụ nước ngoài phải chịu thuế nhà thầu. Khi đó, họ cũng phải hạch toán, kê khai thuế nhà thầu theo quy định pháp luật. Dưới đây là chi tiết về các bút hạch toán thuế nhà thầu và những quy định kèm theo.

  • Theo quy định tại điểm 2.7 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; 

Do đó, thuế TNDN nhà thầu nếu tính theo giá NET sẽ được tính là chi phí hợp lý được trừ; thuế TNDN nhà thầu tính theo giá Gross không được tính là chi phí hợp lý và phải theo dõi tại tài khoản 811

  • Khoản chi thuế GTGT nhà thầu được khấu trừ và theo dõi tại TK 133

Chi tiết các bút toán hạch toán thuế nhà thầu như sau:

Trường hợp Hợp đồng giá GROSS 

Kế toán doanh nghiệp lần lượt hạch toán:

  • Công nợ và thuế:

Nợ TK 627, 642

Nợ TK 811 – Phản ánh thuế TNDN (do không được tính là chi phí hợp lý được trừ)

Nợ TK 133 – Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 – giá trị hợp đồng sau khi đã trừ đi thuế nhà thầu

Có TK 3338 – thuế nhà thầu phải nộp

  • Sau khi nộp thuế:

Nợ TK 3338

Có TK 112

Trường hợp Hợp đồng tính theo giá Net

Kế toán viên lần lượt hạch toán:

  • Nợ phải trả nhà thầu nước ngoài:

Nợ TK 627, 642: Giá trị hợp đồng

Có TK 331 Giá trị hợp đồng

  • Thuế GTGT, TNDN:

Nợ TK 133: Số thuế GTGT được khấu trừ

Nợ TK 627, 642: Số thuế TNDN

Có TK 3338: Phản ánh tổng số thuế GTGT và số thuế TNDN

  • Sau khi nộp thuế:

Nợ TK 3338

Có TK 111,112

Trường hợp Hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT 

Ở trường hợp này, thuế TNDN do nhà thầu chịu

Kế toán viên lần lượt hạch toán:

  • Công nợ và thuế:

Nợ TK 627, 642 – Giá trị hợp đồng trừ đi thuế GTGT nhà thầu

Nợ Tk 811 – Phản ánh thuế TNDN

Nợ TK 133 – Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 – Giá trị hợp đồng trừ đi thuế GTGT nhà thầu

Có TK 3338

  • Sau khi nộp thuế:

Nợ TK 3338

Có TK 111,112

Các loại thuế nhà thầu nước ngoài phải nộp

Các loại thuế nhà thầu nước ngoài phải nộp là vấn đề được nhiều người quan tâm, trong đó có nhiều nhà thầu nước ngoài. Hiện nay, Thông tư 103/2014/TT-BTC có quy định cụ thể những loại thuế nhà thầu phải nộp. Nhìn chung, những loại thuế nhà thầu phải nộp khá quen thuộc. Dưới đây là quy định pháp luật về vấn đề này.

Lưu ý: Thuế nhà thầu nước ngoài cần nộp khi kinh doanh tất cả các ngành khác nhau từ sản phẩm, dịch vụ đất đai, làm giất tờ, nhận làm sổ đỏ phát sinh thu nhập hàng năm.

Theo Điều 5 Thông tư 103/2014/TT-BTC, các loại thuế nhà thầu phải nộp:

Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài là một tổ chức kinh doanhThuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân kinh doanhThuế GTGT, thuế TNCN
Hạch toán thuế nhà thầu nước ngoài như thế nào?
Hạch toán thuế nhà thầu nước ngoài như thế nào?

Đối tượng áp dụng thuế nhà thầu

Đối tượng áp dụng thuế nhà thầu theo quy định pháp luật là những cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh hoặc phát sinh thu nhập tại Việt Nam. Để biết được đối tượng áp dụng thuế nhà thầu, người đọc có thể tìm hiểu quy định tại Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC như sau:

  • Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam 

Hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa nhà thầu nước ngoài với nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài)

Hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong đó tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam

Hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ;

Bao gồm cả trường hợp uỷ quyền hoặc thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối, dịch vụ khác liên quan đến việc bán hàng hóa tại Việt Nam.

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề quyết toán thuế đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Hạch toán thuế nhà thầu nước ngoài như thế nào? hoặc các dịch vụ khác liên quan như là nhận làm sổ đỏ Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thuế nhà thầu là gì?

– Thuế nhà thầu được hiểu là loại thuế áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài và nhà thầu phụ nước ngoài khi kinh doanh hoặc có thu nhập tại Việt Nam.
– Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam theo khoản 37 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013.
– Nhà thầu phụ nước ngoài được quy định như sau:
+ Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 103/2014/TT-BTC thì nhà thầu phụ nước ngoài thuộc nhóm nhà thầu phụ.
+ Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính.
Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo khoản 36 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013.

Người nộp thuế nhà thầu là ai?

Người nộp thuế nhà thầu được quy định tại Điều 4 Thông tư 103/2014/TT-BTC như sau:
* Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài đảm bảo các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.
Việc kinh doanh được tiến hành trên cơ sở hợp đồng nhà thầu với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc với tổ chức, cá nhân nước ngoài khác đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu phụ.
Việc xác định nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú, đối tượng cư trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
* Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh:
– Mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ;
– Mua hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms);
– Thực hiện phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
+ Các tổ chức kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Hợp tác xã;
+ Các tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
+ Nhà thầu dầu khí hoạt động theo Luật Dầu khí;
+ Chi nhánh của Công ty nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam;
+ Tổ chức nước ngoài hoặc đại diện của tổ chức nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam;
+ Văn phòng bán vé, đại lý tại Việt Nam của Hãng hàng không nước ngoài có quyền vận chuyển đi, đến Việt Nam, trực tiếp vận chuyển hoặc liên danh;
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải biển của hãng vận tải biển nước ngoài; đại lý tại Việt Nam của Hãng giao nhận kho vận, hãng chuyển phát nước ngoài;
+ Công ty chứng khoán, tổ chức phát hành chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng thương mại nơi quỹ đầu tư chứng khoán hoặc tổ chức nước ngoài mở tài khoản đầu tư chứng khoán;
+ Các tổ chức khác ở Việt Nam;
+ Các cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

Đối tượng nào không áp dụng thuế nhà thầu?

Theo Điều 2 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định về đối tượng không áp dụng thuế nhà thầu như sau:
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Dầu khí, Luật các Tổ chức tín dụng.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức:
+ Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài;
Người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).
+ Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam;
Người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài:
+ Sửa chữa phương tiện vận tải (tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển), máy móc, thiết bị (kể cả đường cáp biển, thiết bị truyền dẫn), có bao gồm hoặc không bao gồm vật tư, thiết bị thay thế kèm theo;
+ Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);
+ Xúc tiến đầu tư và thương mại;
+ Môi giới: bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài;
+ Đào tạo (trừ đào tạo trực tuyến);
+ Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của Luật Viễn thông;
Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ bưu chính quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài theo quy định của Luật Bưu chính, các điều ước quốc tế về Bưu chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD) làm kho hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.