Đăng video bịa đặt chính quyền bỏ đói dân bị xử lý thế nào theo quy định?

03/09/2021
Đăng video bịa đặt chính quyền bỏ đói dân bị xử lý thế nào theo quy định?
452
Views

Hiện nay tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến ngày càng phức tạp. Cùng với đó, nhu cầu cập nhật những thông tin về dịch bệnh của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, trên mạng xã hội bây giờ xuất hiện tình trạng đăng tin giả về dịch covid một cách tràn lan. Từ đó, những thông tin này gây hoang mang trong dư luận. Xung quanh vấn đề chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc đăng video bịa đặt chính quyền bỏ đói dân.

Tóm tắt vụ việc

Nguyễn Thị Thùy Dương, 31 tuổi, được xác định đăng video sai sự thật, phê phán chính quyền bỏ đói người dân, không cho nhận cứu trợ.

Cơ quan chức năng xác định, ngày 22/7, Dương sử dụng tài khoản Facebook Nguyễn Thùy Dương (Dương Dịu Dàng) đăng video có nội dung sai sự thật, phê phán chính quyền phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức “bỏ đói, không cho người dân nhận cứu trợ và thiếu chăm lo đời sống cho người dân trong các khu phong tỏa”.

Theo Công an TP HCM, chính quyền thành phố đang nỗ lực cùng Chính phủ thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh; nhanh chóng ổn định tình hình đưa cuộc sống trở lại bình thường mới.

Vậy hành vi đăng video bịa đặt chính quyền bỏ đói dân này sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 15/2020/NĐ-CP
Bộ luật Hình sự 2015

Hành vi đăng video bịa đặt chính quyền bỏ đói dân có thể bị khép vào tội gì?

Tin giả còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo. Là các thông tin giả được lan truyền qua phương tiện truyền thông truyền thống (như in và phát sóng). Hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến (như Facebook, Youtube, Lotus,…)

Đây là những thông tin không đúng sự thật, bị xuyên tạc, thay đổi hoặc chưa được kiểm chứng bởi những kênh thông tin đáng tin cậy. Những thông tin này được lan truyền trên mạng xã hội với một tốc độ chóng mặt. Cùng với đó là những tiêu đề được viết giật gân; phóng đại lên nhiều lần để thu hút sự chú ý của người đọc nhằm những mục đích khác nhau để kiếm lợi cho bản thân những kẻ tung tin giả này. Điều này cũng gây nên sự hoang mang trong tâm lý của người đọc; ảnh hưởng tới công tác phòng chống lây lan dịch bệnh

Hành vi đăng tin giả, đăng video bịa đặt chính quyền bỏ đói dân là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định về hành vi này như sau:

Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, gây nên gây dư luận xấu sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội đưa, sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, viến thông.

Cấu thành tội phạm tội đưa, sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, viễn thông

Nếu hành vi đăng video bịa đặt chính quyền bỏ đói dân có đầy đủ các yếu tố sau thì đối tượng vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội phạm sử dụng trái phép thông tin mạng

Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuôi trở lên.

Mặt chủ quan của tội phạm sử dụng trái phép thông tin mạng

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.

Khách thể của tội phạm sử dụng trái phép thông tin mạng

Tội xâm phạm vào quy định của nhà nước về đảm bảo an toàn mạng máy tính, mạng viễn thông.

Mặt khách quan của tội phạm sử dụng trái phép thông tin mạng

Tội phạm thể hiện ở các hành vi sau:

+ Đưa lên mạng máy tính , mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật; nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117,155,156 và 326 của Bộ luật này:

+ Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi; hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan; tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính; mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

+Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

-Hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu các hành vi nêu trên được thực hiện với mục đích thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hành vi đăng video bịa đặt chính quyền bỏ đói dân bị xử lý như thế nào?

Tùy vào tính chất hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi đăng video bịa đặt chính quyền bỏ đói dân sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định: hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp; chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực… sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Nếu cá nhân có hành vi vi phạm, mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, trường hợp đăng tin giả về dịch bệnh covid:
Đối với cá nhân sẽ bị phạt hành chính từ 05 đến 10 triệu đồng,
Đối với tổ chức vi phạm bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đưa; sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, viến thông:

Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, gây nên gây dư luận xấu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Phạt tiền từ 30 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông; gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội… thì bị phạt tiền từ 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 đến 07 năm.

Như vậy, tùy theo tính chất từng trường hợp cụ thể; hành vi đăng video bịa đặt chính quyền bỏ đói dân có thể bị phạt tù: từ 2-7 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Buôn bán que test Covid không rõ nguồn gốc sẽ bị xử lý như thế nào?
Trợ cấp cho lao động tạm hoãn hợp đồng do Covid-19
Lợi dụng thu tiền việc tiêm vaccine Covid 19 để trục lợi bị xử lý ra sao?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Đăng video bịa đặt chính quyền bỏ đói dân bị xử lý thế nào theo quy định?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đăng tin giả có bị xử phạt gỡ tin và đính chính thông tin không?

Ngoài các chế tài xử lý hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự thì đối tượng tung tin giả cũng phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật mà mình đã đăng về dịch bệnh covid 19.

Giả mạo người khác trên Facebook sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?

Theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Hành vi giả mạo trên Facebook để xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác có thể bị phạt tiền lên đến 30.000.000. Hoặc nếu hành vi gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tù lên đến 2 năm.

Chia sẻ thông tin giả về dịch COVID-19 bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo điểm a, d, khoản 1, Điều 101 Nghị định số 15/2020. Chia sẻ thông tin giả về dịch COVID-19 là hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Điều luật này cũng xác định đối tượng bị xử phạt bao gồm cả người tung tin và người chia sẻ tin giả. Mức phạt tiền 10-20 triệu đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời