Có được từ chối ký hợp đồng lao động với ứng viên trúng tuyển?

29/08/2021
Co-duoc-tu-choi-ky-hop-dong-lao-dong-voi-ung-vien-trung-tuyen
1544
Views

Chào Luật sư. Ngày 26/08/2021, tôi có tham gia phỏng vấn vị trí nhân viên lễ tân (thời hạn 02 năm) tại công ty A. Sau khi phỏng vấn, bộ phận nhân sự thông báo rằng tôi đã trúng tuyển và hẹn tôi đến ký hợp đồng vào ngày 29/08/2021. Tuy nhiên, đến ngày 29/08/2021, tôi có đến để ký hợp đồng thì phía công ty từ chối ký. Tôi muốn hỏi rằng: Trong trường hợp này, công ty có được từ chối ký hợp đồng lao động với ứng viên trúng tuyển hay không? Nếu doanh nghiệp từ chối thì phải chịu trách nhiệm gì? Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Hợp đồng lao động là gì?

Điều 13 Luật Lao động 2019 đã quy định cụ thể về hợp đồng như sau:

“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.“

Trong trường hợp hai bên thoả thuận hợp đồng bằng tên gọi khác; tuy nhiên nội dung hợp đồng có nội dung về việc trả công; sự giám sát của một bên thì vẫn được coi là hợp đồng lao động; chịu sự điều chỉnh của Bộ luật lao động.

Như vậy, hợp đồng lao động mang những đặc điểm chung của hợp đồng đó là sự tự nguyện, bình đẳng của các chủ thể trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, nó cũng mang tính đặc thù bởi yếu tố quản lý giữa người sử dụng lao động và người lao động là đặc điểm rất quan trọng.

Các hình thức hợp đồng lao động

Căn cứ theo khoản 1 điều 20 Bộ luật lao động 2019, Hợp đồng lao động có 2 dạng:

  • Thứ nhất là hợp đồng lao động không xác định thời hạn
  • Thứ hai là hợp đồng lao động xác định thời hạn không quá 36 tháng

Hình thức giao kết hợp đồng lao động

Căn cứ theo điều 14 Bộ luật lao động 2019, hợp đồng lao động có thể tồn tại dưới 3 hình thức:

  • Hình thức văn bản: Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản; mỗi bên giữ 01 bản;
  • Hình thức lời nói: Chỉ áp dụng đối với các công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng;
  • Hình thức thông điệp điện tử thông qua các phương tiện điện tử.

Quan hệ lao động là gì?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019 :

“Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.

Công ty có phải chịu trách nhiệm pháp lý khi từ chối ký hợp đồng lao động?

Căn cứ theo điều 13, điều 14 Bộ luật lao động 2019:

Về thời điểm phát sinh quan hệ lao động

Trước khi nhận người lao động vào làm việc, công ty phải giao kết hợp đồng với người lao động trên cơ sở bộ luật lao động 2019.

Mặc dù công ty gửi thông báo trúng tuyển nhưng chưa giao kết hợp đồng lao động. Đối với thông báo trúng tuyển không có thoả thuận về công việc; chế độ quyền lợi; về tiền lương; thử việc (nếu có); các vấn đề khác theo quy định của pháp luật thì không được coi đó là trường hợp giao kết hợp đồng lao động.

Đối với hành vi lời nói

Hành vi lời nói thông báo bằng lời nói mời ứng viên đến giao kết hợp đồng không thuộc trường hợp coi đây là giao kết hợp đồng bằng lời nói vì 2 yếu tố không phù hợp:

  • Thời hạn công việc quá 01 tháng
  • Lời nói chưa có sự thương lượng, thảo thuận các vấn đề trên đối với một hợp đồng lao động.

Do đó, công ty và người lao động chưa phát sinh quan hệ lao động.

Vì vậy, công ty A không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Người lao động có thể làm gì khi công ty từ chối ký hợp đồng lao động

Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa có quy định trường hợp công ty hẹn người lao động đến ký hợp đồng lao động mà từ chối ký thì sẽ xử lý như thế nào.

Tuy nhiên, người lao động có thể cân nhắc các phương án sau:

  • Để thực hiện thiện chí, người lao động có thể liên hệ với phía công ty để tìm hiểu nguyên nhân từ chối ký hợp đồng lao động; yêu cầu kiểm tra xem có sự nhầm lẫn về việc thông báo trúng tuyển hay không.
  • Nếu phía công ty A không hợp tác; không có mong muốn giao kết hợp đồng, người lao động có thể yêu cầu công ty trả lại các giấy tờ về thông tin cá nhân; hồ sơ tuyển dụng (nếu có).

Có thể bạn quan tâm

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Có được từ chối ký hợp đồng lao động với ứng viên trúng tuyển? Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0936408102 

Câu hỏi thường gặp

Có được giao kết hợp đồng lao động mùa vụ với người lao động?

Bộ luật lao động 2012 có quy định các hình thức giao kết hợp đồng lao động; trong đó có hợp đồng theo mùa vụ. Tuy nhiên, hiện nay, Bộ luật lao động 2019 đã bỏ hình thức hợp đồng này.Thay vào đó là hai loại hợp đồng: hợp đồng không xác định thời hạn; và hợp đồng xác định thời hạn không quá 36 tháng.

Người sử dụng lao động có được giữ bằng tốt nghiệp đại học của người lao động?

Căn cứ theo khoản 1 điều 17 Bộ luật lao động 2019, Người sử dụng lao động không được giữ giấy tờ tuỳ thân; văn bằng; chứng chỉ của người lao động khi giao kết thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, doanh nghiệp không được giữ bằng tốt nghiệp đại học của người lao động.

Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải có được hưởng trợ cấp thôi việc?

Có thể thấy, sa thải là hình thức kỷ luật lao động nặng nề nhất. Căn cứ theo điều 34 và khoản 1 điều 46 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận