Thủ tục chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư

29/08/2021
Thủ tục chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
942
Views

Tổ chức hành nghề Luật sư phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng giao dịch do mình thành lập.

Tổ chức hành nghề luật sư gồm các hình thức: văn phòng luật sư, công ty luật,… Việc hoạt động của tổ chức này cần phải thực hiện đúng trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Đương nhiên, việc chấm dứt hoạt động cũng phải có trình tự thủ tục riêng của nó. Vậy thủ tục chấm dứt hoạt động tổ chức hành nghề luật sư bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Căn cứ pháp lý

Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012)

Khái niệm và phạm vi

  • Tổ chức hành nghề luật sư là một chủ thể kinh doanh được hình thành bởi một hoặc nhiều luật sư để tham gia vào việc hành nghề luật.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được bào chữa liên quan trong các vụ án hình sự, dân sự theo quy định của pháp luật
  • Thực hiện tư vấn pháp luật cho khách hàng. Có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp
  • Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng đẻ thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật
  • Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật

Hình thức tổ chức hoạt động

Một luật su chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi có Đoàn Luật sư mà luật sư đó là thành viên. Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức theo nhiều cách khác nhau. Các tổ chức thông thường bao gồm:

a) Văn phòng luật sư;
b) Công ty luật.

  • Trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

Thủ tục chấm dứt hoạt động

Trình tự thực hiện

Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng Bổ trợ tư pháp thuộc Sở Tư pháp tỉnh nơi thành lập tổ chức hành nghề luật sư.

Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

+ Trường hợp cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp;

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp.

Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

+ Trường hợp hồ sơ nhận qua đường bưu chính nếu không hợp lệ thì công chức gửi trả lại cho cá nhân, tổ chức

Bước 4: Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn

Bước 5: Nhận kết quả tại Phòng Bổ trợ tư pháp thuộc Sở Tư pháp tỉnh.

Cách thức thực hiện

Làm việc trực tiếp tại Phòng Bổ trợ tư pháp thuộc Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc hoặc qua đường bưu điện.

Thành phần hồ sơ

  • Thành phần gồm:

+ Báo cáo về việc chấm dứt hoạt động

+ Giấy đăng ký hoạt động

+ Giấy tờ chứng minh về việc đã thực hiện xong nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế của địa phương, giấy tờ chứng minh về việc thực hiện xong hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng.

  • Số lương hồ sơ: 01 bộ

Đối tượng và cơ quan thực hiện

  • Cá nhân hoặc tổ chức
  • Sở tư pháp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định, trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Thủ tục chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833102102.

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Các thức đặt tên văn phòng luật sư?

Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Quy định về thành lập văn phòng luật sư là gì?

– Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng.
– Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.

Số lượng thành viên thành lập công ty luật hợp danh gồm bao nhiêu người?

Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.

Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải làm gì?

tổ chức hành nghề luật sư phải công bố những nội dung thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định sau:
– Tên tổ chức hành nghề luật sư;
– Địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch;
– Lĩnh vực hành nghề;
– Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư là Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật và các thành viên sáng lập khác;
– Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời