Thanh tra về lao động không cần báo trước trong trường hợp nào?

27/08/2021
Thanh tra lao động không cần báo trước trong trường hợp nào
1142
Views

Thanh tra lao động có cần báo trước hay không? thanh tra lao động không cần báo trước trong trường hợp nào? Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?

Chào luật sư, Tôi là chủ doanh nghiệp mới thành lập năm 2021. Theo tôi được biết, trước đây, thanh tra lao động phải báo trước. Tuy nhiên, hiện nay có những trường hợp thanh tra về lao động không cần báo trước. Tôi rất lo ngại về vấn đề này. Do đó, Tôi muốn hỏi là thanh tra lao động không cần báo trước trong trường hợp nào; bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì? Hi vọng luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Công ước 81 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO)

Bộ luật lao động 2019

Luật thanh tra 2010

Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Nghị định 39/2013/NĐ-CP

Thanh tra về lao động là gì?

Thanh tra nhà nước về lao động là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có chức năng xem xét, kiểm tra việc thực hiện chính sách lao động; an toàn lao động; vệ sinh lao động.

Mục đích của thanh tra lao động lao động là phòng ngừa; phát hiện; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động về việc thực hiện. Từ đó, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị khắc phục; đồng thời, phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về lao động.

Các nguyên tắc của hoạt động thanh tra

Nhằm đảm bảo vai trò hoàn thiện cơ chế quản lý của nhà nước; đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa; phát huy tính dân chủ và bảo vệ quyền; lợi ích của cơ quan; tổ chức; cá nhân, Luật thanh tra 2010 đã quy định rõ các nguyên tắc của hoạt động thanh tra tại điều 7 luật này, cụ thể:

  • Tuân theo pháp luật;
  • Đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực,công khai, dân chủ, kịp thời;
  • Không trùng lặp về phạm vi; đối tượng; nội dung; thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra;
  • Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan; tổ chức; cá nhân là đối tượng thanh tra.

Thanh tra về lao động trong trường hợp nào?

Căn cứ các quy định tai điều 20; điều 21; điều 22 Nghị định 39/2013/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội:

Các hoạt động thanh tra lao động được tiến hành trong các trường hợp:

  • Khi có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật lao động;
  • Khi có khiếu nại, tố cáo hoặc có yêu cầu từ thủ trưởng của các cơ quan có thẩm quyền.
  • Khi phát hiện các hành vi tham nhũng của các cá nhân, tổ chức, cơ quan quy định tại khoản 1 điều 2 Nghị định số 39/2013/NĐ-CP.

Căn cứ tiến hành thanh tra về lao động

Hoạt động thanh tra được tiến hành khi có quyết định thanh tra từ những căn cứ như sau:

  • Kế hoạch thanh tra;
  • Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
  • Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
  • Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

Thanh tra về lao động có cần báo trước?

Theo quy định của Công ước 81 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì:

“Thanh tra lao động có quyền vào thanh tra bất kỳ thời điểm nào mà không cần báo trước“.

Đây là quy định mang tính đặc thù của thanh tra lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người lao động; phòng chống cưỡng bức lao động.

Nội dung này đã được nội luật hoá qua điều 187 Bộ luật lao động 1994. Tuy nhiên, đến bộ luật Lao động 2012, quy định này bị lược bỏ để phù hợp với luật Thanh tra 2010. Theo đó, khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật lao động hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại; tố cáo theo Luật Thanh tra thì mới được phép thanh tra lao động đột xuất. Quy định này dẫn đến một số trường hợp cần thanh tra lao động đột xuất để phát hiện sai phạm nhưng thanh tra lao động không thể thực hiện.

Do đó, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung các trường hợp mà thanh tra lao động không cần báo trước.

Tuy nhiên, theo quy định tại điều 16 đến điều 21 của Thông tư 05/2014/TT-TCCP của thanh tra chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự; thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, việc thanh tra phải có văn bản của cơ quan nhà nước về cử người nắm tình hình, thông tin, vụ việc, thời gian để có thể ra quyết định thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra lao động.

Như vậy, thanh tra lao động có thể báo trước hoặc không báo trước trong từng trường hợp cụ thể.

Thanh tra về lao động được báo trước khi nào?

Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc tiến hành thanh tra về lao động thì phải công bố quyết định thanh tra theo Điều 22 Thông tư 05/2014/TT-TTCP của thanh tra Chính phủ.

Trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký quyết định thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra lao động, trừ một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Thanh tra về lao động không cần báo trước trong trường hợp nào?

Căn cứ theo điều 216 Bộ luật lao động 2019 quy định về quyền của thanh tra lao động:

Trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn; tính mạng; sức khỏe; danh dự; nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc, thanh tra lao động sẽ tiến hành thanh tra đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền. Trường hợp này không cần báo trước.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?

Doanh nghiệp cần lưu ý đến thay đổi về các trường hợp mà thanh tra lao động có thể thanh tra.

Doanh nghiệp cần chú ý những điểm mới trong Bộ luật lao động 2019; Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Bộ Luật Lao động,…

Cần lưu ý thực hiện tốt các báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thoả ước lao động tập thể; thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương và trả lương lao động; an toàn lao động; vê sinh lao động. Chỉ cần thực hiện đúng quy định của pháp luật, thì các cuộc thanh tra sẽ không còn là nỗi lo của doanh nghiệp.

Như vậy, thanh tra doanh nghiệp không cần báo trước trong các trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đề Thanh tra về lao động không cần báo trước trong trường hợp nào? Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nội dung thanh tra về lao động là gì?


Nội dung thanh tra được quy định tại điều 214 Bộ luật lao động năm 2019. Theo đó, nội dung thanh tra về lao động bao gồm:
Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về lao động;
Thanh tra thực hiện điều tra tai nạn lao động và vi phạm an toàn, vệ sinh lao động;
Thanh tra tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn, vệ sinh lao động;
Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;
Thanh tra xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về lao động.

Có được ký hợp đồng lao động với người dưới 18 tuổi không?

Theo quy định tại khoản 4, điều 18 Bộ luật lao động 2019, có thể thực hiện ký hợp đồng lao động với người dưới 18 tuổi nếu được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người đó. Hợp đồng lao động có thể được giao kết bằng văn bản, lời nói hoặc giao kết thông qua phương tiện điện tử. Tuy nhiên, hình thức giao kết hợp đồng còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời