Quan hệ lao động và quan hệ việc làm được hiểu như thế nào?

25/08/2021
Quan hệ lao động và quan hệ việc là được hiểu như thế nào?
2447
Views

Sự tiến bộ của xã hội trong thời gian qua đã giúp quan hệ lao động (QHLĐ) ở Việt Nam có những chuyển biến tích cực, giúp đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, góp phần cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống xã hội, cũng như thu nhập kinh tế của người lao động. Bên cạnh đó, nó cũng giúp giảm thiếu tranh chấp trong lao động và đình công. Đồng thời cải thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy hoạt động sản xuất của kinh doanh của doanh nghiệp phát triển.

Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Bộ luật lao động mới được sửa đổi, bổ sung như thế nào? Quan hệ xã hội có liên quan đến quan hệ lao động ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Phạm vi điều chỉnh

Tại Điều 1 Bộ luật năm 2019 quy định cụ thể về phạm vi điều chỉnh như sau:

Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

Đối tượng điều chỉnh

Căn cứ pháp lý tại Điều 2 Bộ luật lao động năm 2019 quy định cụ thể gồm 4 nhóm đối tượng, đó là:

1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.

2. Người sử dụng lao động.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Quan hệ lao động là gì?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 thì quan hệ lao động được hiểu:

“Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động”.

Nghĩa là những mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các cá nhân hay tập thể người lao động đối với người sử dụng lao động. Việc quản lý QHLĐ không chỉ là quản lý tiền lương, chính sách đối với người lao động mà còn là quản lý về các thủ tục tuân thủ đối với các cơ quan nhà nước.

Quan hệ việc làm là gì?

Là quan hệ xã hội được sắp lập để giải quyết và bảo đảm việc làm cho người lao động. Trong đó, nhà nước đóng vai trò quan trọng, với tư cách người quản lý phải thay mặt cho toán xã hội định hướng thị trường lao động phát triển như dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động.

Các lĩnh vực hình thành quan hệ việc làm

– Nhà nước với công dân, tổ chức trong xác lập, thực hiện chính xác việc làm.

– Các trung tâm giới thiệu việc làm với người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.

– QHLĐgiữa người lao động và người sử dụng lao động trong giải quyết đảm bảo việc làm theo cam kết các bên và quy định trong pháp luật lao động.

Quan hệ lao động và quan hệ việc làm

Mối quan hệ giữa QHLĐ và quan hệ việc làm là quan hệ phát sinh và có liên quan trực tiếp với nhau; cái này bao hàm cái kial cái này là bản chất của cái

Kết hợp định nghĩa, QHLĐ là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn; sử dụng lao động; trả lương giữa người lao động; người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm QHLĐ cá nhân và QHLĐ tập thể.

Như vậy, quan hệ việc làm là quan hệ phát sinh của quan hệ lao động.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Quan hệ lao động và quan hệ việc là được hiểu như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Quan hệ an toàn, vệ sinh lao động là gì?

Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động là hệ thống cá quy phạm pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.

Pháp luật lao động chỉ điều chỉnh quan hệ học nghề trong phạm vi nào?

Pháp luật lao động chỉ điều chỉnh quan hệ học nghề trong phạm vi liên quan đến quan hệ lao động cụ thể đã được xác định chứ không phải mối quan hệ nghề trong xã hội

Người lao động có phải phụ thuộc vào người sử dụng lao động không?

Về mặt pháp lý, NSDLĐ có quyền tổ chức, quản lý quá trình lao động của NLĐ và NLĐ phải tuân thủ. Bởi NSDLĐ là người có quyền sở hữu tài sản mà các yếu tố cấu thành nên quan hệ sản xuất luôn chịu sự chi phối của quan hệ sở hữu. 

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp?

– Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
– Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
– Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời